Cây phong thường là 'đặc sản' của xứ lạnh và có nhiều ở Canada, Hoa Kỳ, Anh, Trung Quốc... (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Ở Việt Nam, cây phong lá đỏ xuất hiện rải rác ở một số tỉnh Tây Bắc, Đông Bắc và Đà Lạt nhưng với số lượng ít. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Từng ngạc nhiên khi chiêm ngưỡng rừng phong ở Đà Lạt vào mùa lá đỏ vì tưởng rằng đây là rừng phong tự nhiên lớn nhất Việt Nam. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Nhưng khi đến núi Tả Liên tôi khám phá ra rằng nơi này mới thực sự là 'địa bàn' cây phong của cả nước. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Nếu ở Đà Lạt cây phong mọc rải rác với số lượng nhỏ vài chục cây... (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Thì từ độ cao khoảng 1.800m của núi Tả Liên, những cây phong mọc thành từng vạt và số lượng lớn không đếm xuể. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Đặc biệt, do là rừng nguyên sinh nên cây phong ở Tả Liên mọc giữa những rêu phong, và địa y tạo nên phong cảnh vô cùng độc đáo, ấn tượng. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
(Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Theo Giàng A Páo, ở bản Tả Lèng 2 cho biết, cây phong cổ thụ như thế này có tuổi đời khoảng 30-40 năm. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Các bạn trẻ thích thú ngồi nghỉ dưới tán phong trong rừng già. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Mọc ở độ cao khoảng hơn 2.000m, cây phong được phủ kín địa y, khoác lên mình một vẻ ma quái. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Cây phong cổ thụ lớn nhất mà chúng tôi gặp trên đường lên đỉnh Tả Liên - núi có độ cao 2.993m so với mặt nước biển và thuộc tốp những đỉnh núi cao nhất Việt Nam. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Các bạn trẻ trong đoàn cho biết, rất thích thú vì lần đầu tiên được chiêm ngưỡng rừng phong cổ thụ đẹp như vậy. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
(Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Những tán lá phong rực lên trong vạt nắng chiều. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Đứng nghỉ dưới tán cây, dưới chân là thảm lá phong dày và hít thở không khí của rừng già thực sự là cảm giác vô cùng tuyệt vời. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Tác giả bài viết: Xuân Mai