Du lịch

Những tấm hộ chiếu yếu thế nhất thế giới

Chưa tới 10 quốc gia miễn visa cho công dân sở hữu hộ chiếu Sudan, Somalia hay Afghanistan.

Hộ chiếu Thế giới

Hộ chiếu Thế giới hiện được khoảng vài nghìn người trên thế giới sử dụng để đi đến một số quốc gia. Trên thực tế, tấm hộ chiếu này do một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở ở Washington tên gọi là Dịch vụ Thế giới quản lý. Một tấm hộ chiếu có thời hạn 10 năm sẽ có giá khoảng 100 USD.

Hộ chiếu Thế giới xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng thập niên 50 của thế kỷ trước nhờ công của Gerry Davis, cựu diễn viên nhà hát Broadway, nhằm cho phép những người vô gia cư và dân tị nạn có thẻ căn cước để băng qua các vùng lãnh thổ quốc tế.

Cộng hòa Biafra

Cái tên Biafra hẳn sẽ vô cùng lạ lẫm với nhiều người, nhưng quốc gia ly khai này đã tồn tại từ năm 1967. Những cư dân tại đây phần lớn là người Igbo chủ trương ly khai do căng thẳng về kinh tế, sắc tộc, văn hóa và tôn giáo ở Nigeria. Do vậy, chính quyền mới đã cấp hộ chiếu cho người dân của mình. Không may là chúng không hề được quốc tế công nhận.

Triều Tiên

Người có hộ chiếu Triều Tiên chỉ được miễn visa tại 10 nước.

Transnistria

Transnitria là vùng lãnh thổ hầu hết nằm trên dải đất giữa sông Dniester và biên giới phía Đông Moldovan với Ukraine. Hộ chiếu này chỉ có giá trị khi bạn đi đến vùng Abkhazia và Nam Ossetia.

Nam Ossetia

Nam Ossetia là nhà nước bán công nhận ở vùng phía Nam Caucasus, nằm trong lãnh thổ tự trị của Nam Ossetia, thuộc Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa Georgia cũ. Hộ chiếu của Nam Ossetia chỉ được công nhận ở Nga, Nicaragua, Venezuela, Nauru, Tuvalu, Abkhazia, Nagorno – Karabakh và Transnistria.

Abkhazia

Tự tuyên bố là một quốc gia độc lập, quốc gia bán công nhận Abkhazia nằm dưới sự kiểm soát của một chính quyền ly khai đặt tại ở bờ Đông của Biển Đen và sườn Tây Nam Caucasus. Những nơi công nhận nền độc lập của quốc gia này gồm có Nga, Nicaragua, Venezuela, Nauru, Nam Ossetia, Transnitria và Nagorno-Karabakh.

Nagorno Karabakh

Cũng như các quốc gia bán công nhận khác, Nagorno Karabakh đã tự tách khỏi Azerbaijan do những mâu thuẫn chưa được giải quyết giữa quốc gia này và cộng đồng dân tộc Armenia.

Các cuộc thương thuyết cho tới nay vẫn không mang lại được thỏa thuận hòa bình vững vàng và Nagorno Karabakh cũng vẫn không được nhiều quốc gia khác công nhận. Tấm hộ chiếu này chỉ có thể sử dụng ở Nam Ossetia, Abkhazia và Transnistria.

Palestine

Người Palestin chỉ có cơ hội được miễn thủ tục visa ở 12 quốc gia. Ít ỏi là vậy, nhưng con đường đi nước ngoài của người Palestine còn hạn hẹp hơn do tình hình bất ổn và không có một sân bay nào còn dùng được ở dải Gaza.

Sudan

Hộ chiếu Sudan chỉ có thể giúp người dân nước này được miễn thủ tục visa tại 7 quốc gia.

Sri-Lanka

Nhỉnh hơn hộ chiếu Sudan một chút, hộ chiếu của người Sri-Lanka có giá trị miễn visa ở 13 nước.

Somalia

Theo Chỉ số giới hạn Visa 2015, người mang hộ chiếu Somalia có thể đến 30 quốc gia và vùng lãnh thổ mà không cần làm thủ tục visa hoặc chỉ làm thủ tục khi đến nơi. Tuy nhiên, con số quốc gia miễn visa hoàn toàn chỉ giới hạn ở 5 nước.

Afghanistan

Người sở hữu hộ chiếu Afghanistan có thể được miễn thủ tục visa ở 7 quốc gia và vùng lãnh thổ như quần đảo Cook và quần đảo Pitcairn.

Tác giả bài viết: Vĩnh Hy

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP