Cá nguyên con: Cá trong tiếng Trung có phát âm gần giống từ “dư thừa”, do đó món này thường xuất hiện trong bữa ăn vào dịp tất niên, trước khi năm mới đến. Họ quan niệm nếu cuối năm dư thừa, năm mới sẽ thịnh vượng hơn. Cá được chiên, hấp hoặc om xì dầu, ăn kèm các loại rau củ. Khi đặt lên bàn ăn, đầu cá sẽ hướng về người lớn tuổi nhất trong gia đình và đĩa cá được giữ nguyên vị trí trong suốt bữa. Ảnh:Chinesetimeschool. |
Sủi cảo: Xuất hiện từ 1.800 năm trước, đây là món ăn truyền thống vào đêm giao thừa của người Trung Quốc. Sủi cảo được nặn thành hình giống như đĩnh bạc thời xưa, với ý nghĩa đem lại tài lộc vào năm mới. Các gia đình thường quây quần làm món bánh hấp dẫn này, với lớp vỏ mỏng và nhân thịt đậm đà (có thể làm từ thịt bò, lợn, tôm, gà...). Ảnh: Thejustist/Wordpress. |
Chả nem: Món ăn này rất phổ biến ở các tỉnh miền Đông. Nhân nem có thể là rau củ, thịt hoặc đồ ngọt, cuốn trong một lá bột mỏng rồi rán giòn. Màu vàng ươm và hình dáng của chả nem giống như các thỏi vàng, đem lại may mắn cho năm sắp tới. Ảnh: Deliveryhero. |
Bánh gạo nian gao: Trong tiếng Trung, bánh niangao có phát âm tương tự như “năm sau hơn năm trước”, đồng nghĩa với sự phát triển, trẻ em cao lớn hơn, điểm cao hơn, người lớn thành đạt hơn... Nguyên liệu chính của bánh là gạo nếp, đường, hạt dẻ, chà là, được lót lá sen. Ảnh: RinS CookBook. |
Mì trường thọ: Món mì đặc biệt này thể hiện mong ước sống lâu của người Trung Quốc. Sợi mì thường dài hơn bình thường và không cắt, được xào hoặc luộc rồi chan nước dùng, thêm các loại thịt và rau. Ảnh: Allparenting. |
Quả may mắn: Một số loại quả được người dân Trung Quốc ưa chuộng dịp Tết là quýt, cam và bưởi. Chúng có hình tròng và màu vàng, tượng trưng cho sự đủ đầy, tài lộc. Ảnh: Foodtrients. |
Tác giả bài viết: Hoàng Linh