Bong bóng khí metan dưới mặt hồ đóng băng
Tới thăm hồ Vermillion ở Canada, du khách có thể chiêm ngưỡng hàng ngàn bong bóng khí metan xuất hiện dưới mặt hồ đóng băng. Hiện tượng kể trên do xác sinh vật phân hủy dưới đáy hồ tạo nên lượng khí lớn. Do nhiệt độ thấp khiến khí metan bị mắc kẹt dưới lớp băng, tạo nên cảnh tượng kỳ thú.
Dòng sông “luộc chín” sinh vật ở Mayantuyacu, Amazon
Nằm sâu trong rừng thẳm Amazon là con sông huyền thoại có thể “luộc chín” bất cứ sinh vật nào không may rơi xuống. Dòng sông có đoạn rộng 25m, sâu 6m, thậm chí có đoạn nước sôi sục thực sự, nhiệt độ lên tới 86 độ C.
Hồ tử thần Natron, Tanzania
Hồ Natron còn được biết tới với tên gọi “tử thần” bởi các sinh vật khi tiếp xúc với nước hồ sẽ biến thành bức tượng đông cứng. Hiện tượng này tưởng như chỉ xuất hiện trong các bộ phim khoa học viễn tưởng. Tên hồ được đặt theo loại khoáng gây hiện tượng kiềm cao. Lượng pH tại dây lên tới 9-10.5, nhiệt độ khoảng 60 độ C.
Rừng bạch đàn cầu vồng, Hawaii
Rừng bạch đàn với thân cây mang 7 sắc cầu vồng thoạt nhiên không khác gì những tác phẩm nghệ thuật. Trên thực tế, đây là màu tự nhiên, hoàn toàn không được tô vẽ. Loại cây này chỉ được trồng ở khu vực bán cầu Bắc như Hawaii. Chúng là cây thân gỗ mềm, chỉ trồng chủ yếu để làm giấy.
Thảm hoa mọc giữa sa mạc khô cằn, Chile
Giữa sa mạc khô cằn nhất thế giới – Atacama ở Chile lại mọc lên thảm hoa màu hồng rực rỡ. Những bông hoa cẩm quỳ tươi với màu hồng phớt hiện lên giữa sự cằn cỗi của sa mạc, là biểu tượng mạnh mẽ cho sự tái sinh.
Bãi biển phát quang, Maldives
Bãi biển đột nhiên phát sáng với màu xanh như đom đóm khiến người xem ngạc nhiên. Hiện tượng dạ quang này do một số sinh vật phù du sống trong nước biển tại nên. Loại tảo biển này ban ngày phát ra ánh sáng màu đỏ, còn đêm xuống, chúng tạo ra ánh sáng màu neon xanh, chuyển động trong nước.
Cửa địa ngục, Turkmenistan
Giữa sa mạc Karakum của Turkmenistan, một miệng hố khổng lồ cháy hừng hực suốt 40 năm qua, đến nay chưa hề có dấu hiệu lụi tàn, được ví như cửa tới địa ngục. Chiếc hố này không phải là tàn tích do người ngoài hành tinh tạo nên. Năm 1971, các chuyên gia Liên Xô cũ khi đào khu vực này đã chạm tới hang lớn chứa đầy khí đốt tự nhiên. Lo ngại cái hố sẽ gây rò rỉ khí độc, họ quyết định đốt nó. Nhưng lượng khí quá dồi dào khiến ngọn lửa vẫn cháy mãi không thôi.
Hoa nở ở thung lũng chết
Một cánh đồng hoa dại bừng nở tại thung lũng chết nằm trong công viên quốc gia của Mỹ. Nhờ lượng mưa xối xuống bất ngờ khiến thảm thực vật tại đây sinh sôi hơn bình thường.
Thân cây cong vẹo ở Ba Lan
Một khu rừng bí ẩn ở phía tây bắc Ba Lan luôn là đề tài hấp dẫn với các nhà khoa học. Tại đây xuất hiện hơn 400 cây với thân hình uốn cong bất thường về phía Bắc.
Tới thăm hồ Vermillion ở Canada, du khách có thể chiêm ngưỡng hàng ngàn bong bóng khí metan xuất hiện dưới mặt hồ đóng băng. Hiện tượng kể trên do xác sinh vật phân hủy dưới đáy hồ tạo nên lượng khí lớn. Do nhiệt độ thấp khiến khí metan bị mắc kẹt dưới lớp băng, tạo nên cảnh tượng kỳ thú.
Dòng sông “luộc chín” sinh vật ở Mayantuyacu, Amazon
Nằm sâu trong rừng thẳm Amazon là con sông huyền thoại có thể “luộc chín” bất cứ sinh vật nào không may rơi xuống. Dòng sông có đoạn rộng 25m, sâu 6m, thậm chí có đoạn nước sôi sục thực sự, nhiệt độ lên tới 86 độ C.
Hồ tử thần Natron, Tanzania
Hồ Natron còn được biết tới với tên gọi “tử thần” bởi các sinh vật khi tiếp xúc với nước hồ sẽ biến thành bức tượng đông cứng. Hiện tượng này tưởng như chỉ xuất hiện trong các bộ phim khoa học viễn tưởng. Tên hồ được đặt theo loại khoáng gây hiện tượng kiềm cao. Lượng pH tại dây lên tới 9-10.5, nhiệt độ khoảng 60 độ C.
Rừng bạch đàn cầu vồng, Hawaii
Rừng bạch đàn với thân cây mang 7 sắc cầu vồng thoạt nhiên không khác gì những tác phẩm nghệ thuật. Trên thực tế, đây là màu tự nhiên, hoàn toàn không được tô vẽ. Loại cây này chỉ được trồng ở khu vực bán cầu Bắc như Hawaii. Chúng là cây thân gỗ mềm, chỉ trồng chủ yếu để làm giấy.
Thảm hoa mọc giữa sa mạc khô cằn, Chile
Giữa sa mạc khô cằn nhất thế giới – Atacama ở Chile lại mọc lên thảm hoa màu hồng rực rỡ. Những bông hoa cẩm quỳ tươi với màu hồng phớt hiện lên giữa sự cằn cỗi của sa mạc, là biểu tượng mạnh mẽ cho sự tái sinh.
Bãi biển phát quang, Maldives
Bãi biển đột nhiên phát sáng với màu xanh như đom đóm khiến người xem ngạc nhiên. Hiện tượng dạ quang này do một số sinh vật phù du sống trong nước biển tại nên. Loại tảo biển này ban ngày phát ra ánh sáng màu đỏ, còn đêm xuống, chúng tạo ra ánh sáng màu neon xanh, chuyển động trong nước.
Cửa địa ngục, Turkmenistan
Giữa sa mạc Karakum của Turkmenistan, một miệng hố khổng lồ cháy hừng hực suốt 40 năm qua, đến nay chưa hề có dấu hiệu lụi tàn, được ví như cửa tới địa ngục. Chiếc hố này không phải là tàn tích do người ngoài hành tinh tạo nên. Năm 1971, các chuyên gia Liên Xô cũ khi đào khu vực này đã chạm tới hang lớn chứa đầy khí đốt tự nhiên. Lo ngại cái hố sẽ gây rò rỉ khí độc, họ quyết định đốt nó. Nhưng lượng khí quá dồi dào khiến ngọn lửa vẫn cháy mãi không thôi.
Hoa nở ở thung lũng chết
Một cánh đồng hoa dại bừng nở tại thung lũng chết nằm trong công viên quốc gia của Mỹ. Nhờ lượng mưa xối xuống bất ngờ khiến thảm thực vật tại đây sinh sôi hơn bình thường.
Thân cây cong vẹo ở Ba Lan
Một khu rừng bí ẩn ở phía tây bắc Ba Lan luôn là đề tài hấp dẫn với các nhà khoa học. Tại đây xuất hiện hơn 400 cây với thân hình uốn cong bất thường về phía Bắc.
Tác giả bài viết: Việt Hà