Du lịch

Nghề đào muối ở cổng địa ngục nóng nhất thế giới, độc lạ cỡ nào?

Nhiếp ảnh gia Massimo Rumi đã đến Ethiopia để ghi lại những hình ảnh phi thường về một trong những công việc vất vả tại Cổng địa ngục - một trong những nơi nóng nhất trên trái đất.

Người dân địa phương đã đi khai thác muối theo cách truyền thống đã có từ hàng thế kỉ trước: chặt muối thành những viên gạch vuông vức và dùng lạc đà để vận chuyển về. Mặc dù cảnh quan núi lửa ở khu vực này tuyệt đẹp, nhưng với nhiệt độ không bao giờ dưới 50 độ C vào ban ngày, nó chắc chắn không phải là một địa điểm làm việc lý tưởng đối với bất kì ai.


Một ngày làm việc ở vùng lõm Danakil bắt đầu từ sớm, những ngọn núi lửa vẫn đang hoạt động và mùi hôi bốc ra từ khói của lưu huỳnh.


Ngôi làng của Hamad Ale (ảnh) là nơi các thợ đào muối đến bán muối và đổi lấy thức ăn, nước và hàng hoá khác cần thiết để tồn tại trong môi trường khắc nghiệt này.


Lưu huỳnh và muối qua nhiều thế kỷ tạo nên một cảnh quan kỳ quái. Một số du khách đã so sánh hình ảnh này với Mặt trăng.


Đây là một nơi bạn sẽ không bao giờ muốn đến vào ban đêm, vì chỉ một bước hụt chân bạn có thể tự chôn mình vào một đường nứt núi lửa, một bãi dung nham hoặc một chảo lưu huỳnh đang bốc khói.

Massimo kể rằng những người lao động đến từ các bộ tộc Afar làm việc vất vả để cắt tấm muối, hay còn được gọi là gạch, ra khỏi trái đất, và chở chúng bằng lạc đà. Người lao động làm việc trong điều kiện rất khó khăn, nhiệt độ hầu như không giảm xuống dưới mức 50-60 độ C, thậm chí sớm vào buổi sáng. Chính vì vậy họ thường phải làm từ sớm trước khi mặt trời biến nhiệt độ trở nên quá nóng.


Đây là một công việc khó khăn ngay cả trong một khí hậu dễ chịu hơn. Những người thợ đào muối phải đào sâu qua lớp bề mặt, phá vỡ muối thành tấm để lấy ra và sau đó xếp lên lưng lạc đà.


Không có máy khoan khí nén hay các thiết bị chuyên dụng dành cho thợ mỏ, người lao động ở đây sử dụng các dụng cụ khá thô để phá vỡ tấm muối ra khỏi mặt đất. Nhiều người trong số họ đã dành toàn bộ cuộc sống của mình làm công việc khai thác muối.


Muối được đẽo thành tấm với kích thước và trọng lượng nhất định. Hầu hết số muối này được bán cho nông dân Ethiopia và Sudan như một cách để cung cấp thêm chất dinh dưỡng cần thiết cho động vật.


Một số người đeo găng tay khi làm việc, những người khác để tay trần.


Muối được cắt thành hình viên gạch, sau đó buộc lại với nhau và đặt lên lạc đà. Một ngày làm việc tích cực họ có thể làm được 200 tấm gạch muối như thế này.


Cảnh quan ở đây gây ấn tượng mạnh mẽ trên hình, nhưng được đến như là "Cổng địa ngục' vì sức nóng và mùi hôi thối của lưu huỳnh.

Khung cảnh nơi những người thợ đào muối làm việc đẹp đến ám ảnh với núi lửa hoạt động, suối lưu huỳnh bốc hơi, dòng dung nham đen nhánh và các lưu vực muối đa sắc màu. Nhiều du khách cho rằng nơi đây giống như trên Mặt Trăng. Nó không thật và mang đến cảm giác phiêu lưu, hoang sơ và thô bạo.

Từ nhiều thế kỉ trước, gạch muối đã được sử dụng như tiền tệ. Ngày nay chúng được bán trên khắp Ethiopia cho những người nông dân muốn cung cấp khoáng chất thiết yếu cho gia súc của họ. Rumi nói: "Ngay khi bước ra khỏi xe, tôi nhận ra lý do tại sao nơi này được gọi là" Cổng địa ngục ". Đây là một trong những nơi nóng nhất trên trái đất và tôi có thể cảm thấy hơi nóng trên da của tôi.


Những con lạc đà chất trên lưng các tấm "vàng trắng" và dẫn ra khỏi vùng lõm đến thị trấn Berhale, cách đó ba ngày đi bộ.


Lạc đà, nổi tiếng với khả năng trữ nước trong bướu, có thể đi bộ nhiều ngày mà không cần phải uống. Do đó, nó là phương tiện lý tưởng của giao thông vận tải.


Nhưng lạc đà đôi khi cũng tỏ ra cứng đầu, vì thế những người dẫn chúng phải được đào tạo cẩn thận.


Đôi khi lừa cũng được sử dụng để vận chuyển các gạch muối. Nhưng chúng không mang được nhiều và chịu khát giỏi như lạc đà.


Chỉ có một con đường duy nhất đi đến ngôi làng của Hamad Ale. Nó mất thêm 6 giờ nữa tới thành phố Mekele và thêm13 giờ nếu muốn đến thủ đô Addis Ababa.

Trong chuyến đi của mình, nhiếp ảnh gia đã gặp gỡ những người đào muối làm việc chăm chỉ, những người dành phần lớn thời gian có thời tiết dễ chịu nhất trong ngày để làm trong ngày trong môi trường khắc nghiệt, cắt và tạo hình muối rồi tải lên lưng lạc đà. Những người thợ dùng rìu chặt muối thành tấm. Họ kiếm được khoảng 4.200 đồng cho mỗi tấm và một ngày làm việc với năng suất cao, họ có thể cắt được 200 tấm như vậy.


Vùng lõm Danakil là một khu vực hẻo lánh của Ethiopia, gần với biên giới Eritrea, khu vực này đã độc lập vào năm 1993


Những chú lạc đà nằm nghỉ ngơi xung quanh chờ đến lúc chất muối lên để đi. Chúng sẽ phải đi bộ 3 ngày để đến nơi bán muối.


Những màu sắc sinh động của vùng lõm Danakil Depression tương phản với các dãy núi trọc bao quanh. Nơi đây nằm thấp hơn 90m so với mực nước biển và điều này đóng vai trò như một cái vạc tự nhiên, giữ nhiệt ở bên trong.


Mặt trời không phải là nguồn cung cấp nhiệt duy nhất. Nhiệt độ ở đây được bổ sung bởi các núi lửa hoạt động trong khu vực.

Tác giả bài viết: Song An

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP