Ngày 4/3, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ GD&ĐT đã tổ chức hội nghị giao ban lần thứ nhất của cụm thi đua số 9 gồm năm sở GD&ĐT của năm thành phố trực thuộc trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và TP.HCM.
Vẫn còn tình trạng dạy thêm, học thêm
Tại hội nghị lần này, đại diện các Sở GD&ĐT đã đánh giá lại những kết quả đạt được cũng như những khó khăn, vướng mắc trong năm học 2015-2016.
Ông Nguyễn Xuân Trường, Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng cho biết, kết quả giáo dục đại trà tại năm địa phương được giữ vững, chất lượng giáo dục mũi nhọn ngày càng được quan tâm đầu tư, phát triển.
Vẫn còn tình trạng dạy thêm, học thêm
Tại hội nghị lần này, đại diện các Sở GD&ĐT đã đánh giá lại những kết quả đạt được cũng như những khó khăn, vướng mắc trong năm học 2015-2016.
Ông Nguyễn Xuân Trường, Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng cho biết, kết quả giáo dục đại trà tại năm địa phương được giữ vững, chất lượng giáo dục mũi nhọn ngày càng được quan tâm đầu tư, phát triển.
Cả 5 thành phố đều được Bộ GD&ĐT công nhận phổ cập giáo dục cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2. Học sinh các thành phố đều giành nhiều thành tích cao trong các cuộc thi quốc gia, quốc tế.
Với những thành tích xuất sắc đã đạt được trong năm học, GD&ĐT 5 thành phố đã được Bộ GD&ĐT đánh giá là một trong các đơn vị hoàn thành các lĩnh vực công tác và nhiều tiêu chí dẫn đầu toàn quốc.
Ba thành phố được Bộ GD&ĐT tặng cờ thi đua xuất sắc gồm: Hải Phòng, Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, hai thành phố được tặng Bằng khen là Đà Nẵng và Cần Thơ.
“Bên cạnh những kết quả đạt được, GD&ĐT năm thành phố còn có những khó khăn, tồn tại nhất định, cần phải nghiêm túc đánh giá.
Trong đó, công tác quản lý giáo dục và đào tạo có nhiều đổi mới nhưng chưa theo kịp sự đổi mới và phát triển của xã hội.
Chất lượng và trình độ đội ngũ giữa các trường, các vùng miền chưa đồng đều. Chất lượng GD&ĐT tại một trường ngoài công lập, trung tâm GDTX còn thấp”.
Ông Trường thông tin thêm, hiện còn một số ít đơn vị thực hiện chưa đúng quy định của ngành về dạy thêm, học thêm, quản lý thu – chi, vi phạm đạo đức nhà giáo, nội quy, quy chế cơ quan...
20 kiến nghị gửi đến Bộ GD&ĐT
Đại diện cho cụm thi đua số 9, ông Trường cho biết, qua thực tiễn quản lý và dạy học, các Sở đã tập hợp 20 kiến nghị gửi đến Bộ GD&ĐT xem xét, điều chỉnh cho hợp lý.
Với những thành tích xuất sắc đã đạt được trong năm học, GD&ĐT 5 thành phố đã được Bộ GD&ĐT đánh giá là một trong các đơn vị hoàn thành các lĩnh vực công tác và nhiều tiêu chí dẫn đầu toàn quốc.
Ba thành phố được Bộ GD&ĐT tặng cờ thi đua xuất sắc gồm: Hải Phòng, Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, hai thành phố được tặng Bằng khen là Đà Nẵng và Cần Thơ.
“Bên cạnh những kết quả đạt được, GD&ĐT năm thành phố còn có những khó khăn, tồn tại nhất định, cần phải nghiêm túc đánh giá.
Trong đó, công tác quản lý giáo dục và đào tạo có nhiều đổi mới nhưng chưa theo kịp sự đổi mới và phát triển của xã hội.
Chất lượng và trình độ đội ngũ giữa các trường, các vùng miền chưa đồng đều. Chất lượng GD&ĐT tại một trường ngoài công lập, trung tâm GDTX còn thấp”.
Ông Trường thông tin thêm, hiện còn một số ít đơn vị thực hiện chưa đúng quy định của ngành về dạy thêm, học thêm, quản lý thu – chi, vi phạm đạo đức nhà giáo, nội quy, quy chế cơ quan...
20 kiến nghị gửi đến Bộ GD&ĐT
Đại diện cho cụm thi đua số 9, ông Trường cho biết, qua thực tiễn quản lý và dạy học, các Sở đã tập hợp 20 kiến nghị gửi đến Bộ GD&ĐT xem xét, điều chỉnh cho hợp lý.
Trong đó, thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và Bộ trưởng Bộ Nội vụ về “hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập” (gọi tắt là thông tư 35) đến nay vẫn còn hiệu lực nhưng chưa phù hợp với Thông tư số 59/2012/TT-BGDĐT 28 /12/2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia (thông tư 59).
“Cụ thể, thông tư 35 không quy định chức danh giáo viên tiếng Anh, giáo viên Tin học nhưng thông tư 59 lại có phòng học tiếng Anh, Tin học. Thứ hai là việc đánh giá học sinh tiểu học hiện nay đã thay đổi theo thông tư 22” ông Trường nói.
Ngoài ra, Cụm thi đua số 9 cũng đề nghị Bộ GD&ĐT tham mưu với Chính phủ đề xuất với Quốc hội sửa đổi Luật Giáo dục cho phù hợp thực tiễn.
Ví dụ như: sửa đổi khái niệm “nhà giáo” để cán bộ quản lý cấp phòng, cấp sở, cấp Bộ được hưởng ưu đãi nghề nghiệp, thâm niên như nhà giáo.
Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi là không phù hợp, khó thực hiện.
“Đề nghị Bộ GD&ĐT đề xuất ban hành Luật Nhà giáo để từ đó có cơ chế riêng cho các nhà giáo tại các cơ sở giáo dục.
Đồng thời, đề xuất Chính phủ bổ sung thêm đối tượng xét tinh giảm biên chế: ‘công chức, viên chức bị các bệnh nan y, bệnh hiểm nghèo’ vào Nghị quyết 39-NQ/CP ngày 17/4/2015 của Chính phủ” ông Trường thông tin thêm.
Trong bản kiến nghị gửi đến Bộ GD&ĐT, năm Sở giáo dục cũng kiến nghị cần bố trí biên chế giáo viên giảng dạy tiếng Anh và Tin học trong trường tiểu học khi đưa môn tiếng Anh và Tin học thành môn học bắt buộc trong chương trình tiểu học mới.
Đề nghị Bộ GD&ĐT điều chỉnh tăng quy mô số nhóm, lớp trong trường mầm non không quá 25 nhóm, lớp nhằm đảm bảo việc thu nhận trẻ trong các nhà trường (nhất là độ tuổi 12 tháng tuổi đến 18 tháng tuổi) hiện nay và phù hợp với tốc độ tăng dân số cơ học.
Đề nghị Bộ GD&ĐT xem xét điều chỉnh quy định số tiết giảng dạy của giáo viên Tiếng Anh tiểu học (hiện nay là 23 tiết/tuần) theo hướng giảm số tiết/tuần.
“Cần có các tiêu chí cơ bản về mô hình trường học chất lượng cao nhằm đáp ứng mục tiêu nâng cao nguồn nhân lực và đảm bảo công bằng xã hội góp phần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đặt biệt đối với các thành phố trực thuộc Trung ương.
Đối với kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2017, đề nghị Bộ GD&ĐT xem xét lại.
Lý do là việc phân công cán bộ làm công tác coi thi (50% giảng viên đại học) chưa hợp lý (bố trí ăn, ở, đi lại,… gây khó khăn cho địa phương).
Việc sử dựng 4 đến 8 mã đề gốc để sinh đề thi của một môn thi là khó đảm bảo tính tương đương và công bằng giữa các thí sinh.
Thời gian thi vào các ngày 22-23/6/2017, làm khó khăn cho việc tổ chức thi tuyển sinh vào lớp 10 của các địa phương.
Đề nghị Bộ GD&ĐT chỉ đạo lồng ghép việc đánh giá trường đạt chuẩn quốc gia và trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục cho các đơn vị thành một bộ tiêu chí đánh giá” bản kiến nghị nêu.
“Cụ thể, thông tư 35 không quy định chức danh giáo viên tiếng Anh, giáo viên Tin học nhưng thông tư 59 lại có phòng học tiếng Anh, Tin học. Thứ hai là việc đánh giá học sinh tiểu học hiện nay đã thay đổi theo thông tư 22” ông Trường nói.
Ngoài ra, Cụm thi đua số 9 cũng đề nghị Bộ GD&ĐT tham mưu với Chính phủ đề xuất với Quốc hội sửa đổi Luật Giáo dục cho phù hợp thực tiễn.
Ví dụ như: sửa đổi khái niệm “nhà giáo” để cán bộ quản lý cấp phòng, cấp sở, cấp Bộ được hưởng ưu đãi nghề nghiệp, thâm niên như nhà giáo.
Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi là không phù hợp, khó thực hiện.
“Đề nghị Bộ GD&ĐT đề xuất ban hành Luật Nhà giáo để từ đó có cơ chế riêng cho các nhà giáo tại các cơ sở giáo dục.
Đồng thời, đề xuất Chính phủ bổ sung thêm đối tượng xét tinh giảm biên chế: ‘công chức, viên chức bị các bệnh nan y, bệnh hiểm nghèo’ vào Nghị quyết 39-NQ/CP ngày 17/4/2015 của Chính phủ” ông Trường thông tin thêm.
Trong bản kiến nghị gửi đến Bộ GD&ĐT, năm Sở giáo dục cũng kiến nghị cần bố trí biên chế giáo viên giảng dạy tiếng Anh và Tin học trong trường tiểu học khi đưa môn tiếng Anh và Tin học thành môn học bắt buộc trong chương trình tiểu học mới.
Đề nghị Bộ GD&ĐT điều chỉnh tăng quy mô số nhóm, lớp trong trường mầm non không quá 25 nhóm, lớp nhằm đảm bảo việc thu nhận trẻ trong các nhà trường (nhất là độ tuổi 12 tháng tuổi đến 18 tháng tuổi) hiện nay và phù hợp với tốc độ tăng dân số cơ học.
Đề nghị Bộ GD&ĐT xem xét điều chỉnh quy định số tiết giảng dạy của giáo viên Tiếng Anh tiểu học (hiện nay là 23 tiết/tuần) theo hướng giảm số tiết/tuần.
“Cần có các tiêu chí cơ bản về mô hình trường học chất lượng cao nhằm đáp ứng mục tiêu nâng cao nguồn nhân lực và đảm bảo công bằng xã hội góp phần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đặt biệt đối với các thành phố trực thuộc Trung ương.
Đối với kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2017, đề nghị Bộ GD&ĐT xem xét lại.
Lý do là việc phân công cán bộ làm công tác coi thi (50% giảng viên đại học) chưa hợp lý (bố trí ăn, ở, đi lại,… gây khó khăn cho địa phương).
Việc sử dựng 4 đến 8 mã đề gốc để sinh đề thi của một môn thi là khó đảm bảo tính tương đương và công bằng giữa các thí sinh.
Thời gian thi vào các ngày 22-23/6/2017, làm khó khăn cho việc tổ chức thi tuyển sinh vào lớp 10 của các địa phương.
Đề nghị Bộ GD&ĐT chỉ đạo lồng ghép việc đánh giá trường đạt chuẩn quốc gia và trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục cho các đơn vị thành một bộ tiêu chí đánh giá” bản kiến nghị nêu.
Tác giả bài viết: Tấn Tài
Nguồn tin: