Vịnh Hạ Long, Ninh Bình và Quảng Bình của Việt Nam là những địa điểm được lựa chọn để thực hiện nhiều cảnh quay quan trọng trong bộ phim "Kong: Skull Island", một trong những bom tấn của điện ảnh Hollywood. Đây được đánh giá là “cơ hội vàng” cho ngành du lịch Việt Nam đến với công chúng trên toàn thế giới.
Trong những năm gần đây, nhận thấy thế mạnh này, Cục điện ảnh; Tổng cục Du Lịch đã có tư duy cởi mở hơn. Đại diện Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch từng nhiều lần phát biểu sẽ trải thảm đỏ đón các đoàn phim nước ngoài. Cùng với đó, đại diện của Cục điện ảnh cũng tuyên bố Cục luôn quan tâm đến việc quảng bá hình ảnh đất nước và hợp tác quốc tế.
Kong: Skull Island sẽ lấy mốc thời gian là những năm 1970 với câu chuyện xoay quanh hành trình khám phá một hòn đảo hoang vu, đầy bất trắc của một nhóm thám hiểm và họ đã phải đối mặt với loài vượn khổng lồ cùng nhiều sinh vật sống trên hòn đảo. Bối cảnh Việt Nam sẽ là quê hương của loài vượn khổng lồ trong phim.
Ngành du lịch Việt Nam đặt hy vọng lớn trong việc thúc đẩy du lịch thông qua các tác phẩm điện ảnh Hollywood. Nhưng có một thực tế là điều đó chỉ có thể xảy ra khi bộ phim thành công trên toàn cầu. Điều kiện thứ hai là phong cảnh Việt Nam phải xuất hiện với thời lượng lớn trong phim, như Angkor Wat (Campuchia) trong phim Tom Raider, Hawaii trong Công viên kỷ Jura, Thái Lan trong Điệp viên 007...
Sự xuất hiện của đoàn phim Kong: Skull Island nói chung và Tom Hiddleston nói riêng đã thật sự gây cơn sốt tại Việt Nam. Có cả một cuộc họp báo riêng với sự góp mặt của hàng chục nhà báo và quan chức. Hàng trăm người hâm mộ cố xin chữ ký của nam diễn viên điển trai, trong khi những bức ảnh về bộ ba diễn viên thu hút hàng ngàn lượt like trên các mạng xã hội. Nhất cử nhất động của đoàn phim ở Quảng Bình được báo giới theo sát, từ trường quay, tổ đạo cụ đến cả… bếp ăn.
Lịch sử từng có những ví dụ phi thường về việc phim ảnh trở thành công cụ quảng bá hiệu quả cho du lịch. Sau khi tác phẩm Roman Holiday ra mắt vào năm 1953, thành Rome đã trở thành điểm đến của hàng ngàn người ngưỡng mộ cặp đôi Audrey Hepburn và Gregory Peck. Hay như bộ ba Lord of the Rings với bối cảnh đẹp mê hồn đã thật sự biến New Zealand thành địa điểm du lịch "phải đến một lần trong đời" đối với không ít khán giả.
Hiệu ứng của đoàn phim Kong: Skull Island hiện nay ở Việt Nam là quá lớn, điều đó không phải bàn cãi. Song, vấn đề đặt ra là, liệu sự kiện này có thể thúc đẩy du lịch Việt Nam?
Trong khi Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tự tin với tài năng và công nghệ hiện đại của đoàn làm phim, hình ảnh Việt Nam xuất hiện trong phim sẽ rất đẹp. Bộ phim được cả thế giới đón xem chắc chắn sẽ tạo hiệu ứng “du lịch Việt”. Đồng thời với sự quan tâm của truyền thông thế giới, Việt Nam sẽ có cơ hội tăng trưởng mạnh về lượng khách du lịch quốc tế.
Thế nhưng nhiều người cho rằng nếu các hình ảnh ở Việt Nam trong phim chỉ lướt qua, và đã được kĩ xảo hóa như Sơn Đoòng, Hạ Long trong phim PAN thì khó ai biết đó là Việt Nam. Và điều đáng nói hơn cả là khán giả xem phim hầu như không được biết bộ phim được quay ở Việt Nam vì ngành du lịch Việt đã không có kế hoạch quảng bá ngay khi đoàn phim bắt đầu đặt chân đến.
Một số ý kiến cho rằng, có thể do thiếu kinh nghiệm nên trong khâu duyệt kịch bản, phía Việt Nam đã không yêu cầu ràng buộc việc quảng bá điểm đến Việt Nam trong các chương trình giới thiệu bộ phim này trên toàn cầu, vì vậy du lịch Việt Nam đã bỏ lỡ một cơ hội vàng để quảng bá với quốc tế. Không phải chỉ một vài cảnh quay là hình ảnh Việt Nam ngay lập tức gây ấn tượng. Vì vậy, nếu thật sự muốn quảng bá du lịch Việt Nam, chúng ta cần có chiến lược dài hơi.
Quảng bá du lịch qua điện ảnh là điều không mới ở các quốc gia trên thế giới. Chỉ qua một bộ phim hay, khả năng quảng bá du lịch còn lớn hơn bất kỳ một chương trình quảng cáo tốn kém nào. Với một đất nước được thiên nhiên ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh như nước ta, dường như điện ảnh và du lịch đang bỏ lỡ rất nhiều cơ hội.
Trong những năm gần đây, nhận thấy thế mạnh này, Cục điện ảnh; Tổng cục Du Lịch đã có tư duy cởi mở hơn. Đại diện Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch từng nhiều lần phát biểu sẽ trải thảm đỏ đón các đoàn phim nước ngoài. Cùng với đó, đại diện của Cục điện ảnh cũng tuyên bố Cục luôn quan tâm đến việc quảng bá hình ảnh đất nước và hợp tác quốc tế.
Kong: Skull Island sẽ lấy mốc thời gian là những năm 1970 với câu chuyện xoay quanh hành trình khám phá một hòn đảo hoang vu, đầy bất trắc của một nhóm thám hiểm và họ đã phải đối mặt với loài vượn khổng lồ cùng nhiều sinh vật sống trên hòn đảo. Bối cảnh Việt Nam sẽ là quê hương của loài vượn khổng lồ trong phim.
Ngành du lịch Việt Nam đặt hy vọng lớn trong việc thúc đẩy du lịch thông qua các tác phẩm điện ảnh Hollywood. Nhưng có một thực tế là điều đó chỉ có thể xảy ra khi bộ phim thành công trên toàn cầu. Điều kiện thứ hai là phong cảnh Việt Nam phải xuất hiện với thời lượng lớn trong phim, như Angkor Wat (Campuchia) trong phim Tom Raider, Hawaii trong Công viên kỷ Jura, Thái Lan trong Điệp viên 007...
Sự xuất hiện của đoàn phim Kong: Skull Island nói chung và Tom Hiddleston nói riêng đã thật sự gây cơn sốt tại Việt Nam. Có cả một cuộc họp báo riêng với sự góp mặt của hàng chục nhà báo và quan chức. Hàng trăm người hâm mộ cố xin chữ ký của nam diễn viên điển trai, trong khi những bức ảnh về bộ ba diễn viên thu hút hàng ngàn lượt like trên các mạng xã hội. Nhất cử nhất động của đoàn phim ở Quảng Bình được báo giới theo sát, từ trường quay, tổ đạo cụ đến cả… bếp ăn.
Lịch sử từng có những ví dụ phi thường về việc phim ảnh trở thành công cụ quảng bá hiệu quả cho du lịch. Sau khi tác phẩm Roman Holiday ra mắt vào năm 1953, thành Rome đã trở thành điểm đến của hàng ngàn người ngưỡng mộ cặp đôi Audrey Hepburn và Gregory Peck. Hay như bộ ba Lord of the Rings với bối cảnh đẹp mê hồn đã thật sự biến New Zealand thành địa điểm du lịch "phải đến một lần trong đời" đối với không ít khán giả.
Hiệu ứng của đoàn phim Kong: Skull Island hiện nay ở Việt Nam là quá lớn, điều đó không phải bàn cãi. Song, vấn đề đặt ra là, liệu sự kiện này có thể thúc đẩy du lịch Việt Nam?
Trong khi Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tự tin với tài năng và công nghệ hiện đại của đoàn làm phim, hình ảnh Việt Nam xuất hiện trong phim sẽ rất đẹp. Bộ phim được cả thế giới đón xem chắc chắn sẽ tạo hiệu ứng “du lịch Việt”. Đồng thời với sự quan tâm của truyền thông thế giới, Việt Nam sẽ có cơ hội tăng trưởng mạnh về lượng khách du lịch quốc tế.
Thế nhưng nhiều người cho rằng nếu các hình ảnh ở Việt Nam trong phim chỉ lướt qua, và đã được kĩ xảo hóa như Sơn Đoòng, Hạ Long trong phim PAN thì khó ai biết đó là Việt Nam. Và điều đáng nói hơn cả là khán giả xem phim hầu như không được biết bộ phim được quay ở Việt Nam vì ngành du lịch Việt đã không có kế hoạch quảng bá ngay khi đoàn phim bắt đầu đặt chân đến.
Một số ý kiến cho rằng, có thể do thiếu kinh nghiệm nên trong khâu duyệt kịch bản, phía Việt Nam đã không yêu cầu ràng buộc việc quảng bá điểm đến Việt Nam trong các chương trình giới thiệu bộ phim này trên toàn cầu, vì vậy du lịch Việt Nam đã bỏ lỡ một cơ hội vàng để quảng bá với quốc tế. Không phải chỉ một vài cảnh quay là hình ảnh Việt Nam ngay lập tức gây ấn tượng. Vì vậy, nếu thật sự muốn quảng bá du lịch Việt Nam, chúng ta cần có chiến lược dài hơi.
Quảng bá du lịch qua điện ảnh là điều không mới ở các quốc gia trên thế giới. Chỉ qua một bộ phim hay, khả năng quảng bá du lịch còn lớn hơn bất kỳ một chương trình quảng cáo tốn kém nào. Với một đất nước được thiên nhiên ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh như nước ta, dường như điện ảnh và du lịch đang bỏ lỡ rất nhiều cơ hội.
Tác giả bài viết: Hữu Thắng