Đăng tải trên Facebook chính thức, Bộ Văn hoá nước này cho hay khách du lịch sẽ không được leo lên các ngôi chùa trong thành phố này bắt đầu từ ngày 1/3. Trước đó, một sắc lệnh của chính phủ đã lên án những hành vi thiếu ý thức của du khách như mặc trang phục hở hang, nhảy múa và ngủ trên các di tích.
Các nhà chức trách hy vọng lệnh cấm sẽ giúp bảo vệ những ngôi đền vốn được người dân tôn sùng, cũng như giảm thiểu nguy hiểm cho du khách khi leo lên những bậc tháp cao hiểm trở.
Các công ty lữ hành kịch liệt lên án quyết định này của chính phủ. Họ cho rằng điều này là một sự thiệt thòi cho khách du lịch tới Bagan mà không được tận hưởng cảm giác ngắm bình minh hay hoàng hôn từ trên những ngọn tháp chênh vênh. Họ cũng lo ngại lệnh cấm sẽ ảnh hướng ít nhiều tới doanh thu ngành du lịch của thành phố.
Các nhà chức trách hy vọng lệnh cấm sẽ giúp bảo vệ những ngôi đền vốn được người dân tôn sùng, cũng như giảm thiểu nguy hiểm cho du khách khi leo lên những bậc tháp cao hiểm trở.
Các công ty lữ hành kịch liệt lên án quyết định này của chính phủ. Họ cho rằng điều này là một sự thiệt thòi cho khách du lịch tới Bagan mà không được tận hưởng cảm giác ngắm bình minh hay hoàng hôn từ trên những ngọn tháp chênh vênh. Họ cũng lo ngại lệnh cấm sẽ ảnh hướng ít nhiều tới doanh thu ngành du lịch của thành phố.
Bagan có đến hàng nghìn ngôi đền cổ. Ảnh: Telegraph
Naung Naung Han, thành viên hiệp hội du lịch Myanmar, đại diện cho các doanh nghiệp du lịch tư nhân cho biết trải nghiệm leo tháp sẽ khiến du khách thích thú và nhớ mãi.
Phyoe Wai Yar Zar, Chủ tịch hiệp hội quảng bá du lịch Myanmar chia sẻ với AFP: "Du lịch là một cách để chúng tôi giới thiệu các di sản văn hóa tới khách quốc tế và lệnh cấm này còn gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc kinh doanh du lịch".
Lệnh cấm sẽ chấm dứt luôn nghi lễ cúng hàng ngày của hàng trăm du khách và người hành hương khi tới Bagan. Phóng viên Tim Joseph của Telegraph cho hay 2.230 trong số 4.450 ngôi đền vẫn nguyên vẹn, đây là một khu di sản Phật giáo mà các Phật tử xây dựng để tích góp công đức. Hầu hết các tháp cổ cùng nhiều công trình chứa các bức bích họa, chạm khắc và tượng Phật lớn nhỏ được UNESCO bảo tồn hoặc tu sửa.
Theo công bố của Myamnar, gần nửa triệu du khách quốc tế đã đến Myanmar qua con đường chính là thành phố Yangon trong năm ngoái, gấp hơn hai lần so với số liệu năm 2011. Myanmar đang gấp rút chuẩn bị mọi điều kiện để UNESCO đưa Bagan vào danh sách Di sản văn hóa thế giới. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng việc trùng tu một số ngôi đền cùng với xây dựng hàng trăm công trình mới trên nền móng cổ đã và đang hủy hoại cảnh quan nơi đây.
Gill C-harlton, chuyên gia du lịch của Telegraph cho rằng, Myanmar vẫn còn rất nhiều điều hấp dẫn đối với du khách như hàng nghìn ngôi đền tháp cổ rải rác trên bình nguyên Bagan, nét bình dị của những người chèo thuyền bằng chân, những ngôi làng nổi trên hồ Inle hay dòng sông huyền thoại Ayeyarwady… Đáng lưu ý nhất, Myanmar vẫn là một đất nước chưa bị ảnh hưởng nhiều của cuộc sống hiện đại thế kỷ 21.
Tác giả bài viết: Phạm Huyền