Trên Quốc lộ số 6 từ Phnom Penh đi Siem Reap, trước khi khám phá Angkor Wat và Angkor Thom huyền bí, du khách có thể ghé thăm cây cầu cổ Kompong Kdei.
Cầu được xây dựng dưới thời vua Chayravaman VII, vào thế kỷ 12 (năm 1186).
Hướng dẫn viên bản địa cho biết, có khoảng 10 chiếc cầu cổ giống như cầu Rồng bắc qua sông Kompong Kdei, nhưng cầu cách cố đô Angkor khoảng 50 km là cây cầu lớn nhất.
Cầu dài khoảng 85 mét, cao 14 mét, mặt cầu rộng chừng 14 mét với 22 nhịp. Làm hoàn toàn bằng đá ong, cầu có những cột trụ vững chãi, kiểu vòm theo lối kiến trúc do người La Mã xây ở châu Âu. Ở hai đầu cầu là tượng rắn thần Naga 7 đầu - linh vật rất linh thiêng được người dân nơi đây tôn thờ như thần thánh. Thân cầu tựa như thân con rắn, nằm vắt qua con sông bao đời nay.
Thời tiết khắc nghiệt, chiến tranh dường như không tác động nhiều đến cây cầu, nó vẫn tồn tại qua nghìn năm, nay nhuốm màu rêu phong.
Ngày nay, cây cầu cổ trở thành điểm du lịch đón khách tham quan miễn phí. Chính quyền địa phương đã làm một cây cầu khác để tránh không cho các phương tiện tải trọng nặng qua cầu.
Nhìn từ xa, cây cầu như một con rắn khổng lồ, nằm vắt mình nối hai bờ sông Kongpong Kdei.
Cầu có 22 nhịp, theo lối kiến trúc mái vòm, rất vững chãi.
Dưới bàn tay tài hoa của những người thợ, hàng nghìn tảng đá ong đã được đẽo gọt, xếp chồng lên nhau vừa khít mà không cần đến bất kỳ chất kết dính nào.
Thân cầu làm bằng những tảng đá lớn, có khắc những họa tiết tinh xảo.
Cách người thợ Campuchia xưa nối các mối cầu với nhau.
Qua thời gian, cây cầu vẫn sừng sững mặc cho mưa nắng. Những phiến đá cũng nhuốm màu thời gian.
Đầu cầu được trạm trổ hình rắn thần Naga 7 đầu, một hình tượng linh thiêng thường được thấy ở các ngôi đền Angkor. ảnh 7:
Nếu người Việt tự cho mình là con rồng cháu tiên thì với người Khmer, họ cũng tự cho rằng dân tộc Khmer thuộc loại rắn Thần Naga. Rắn Naga 7 đầu là rồng của người Khmer. 7 đấu cũa Rắn tượng trưng cho 7 sắc dân trong xã hội Campuchia cổ xưa. Hiện trên đầu rắn thần vẫn còn rất nhiều chi tiết trang trí, hoa văn cầu kỳ và tinh xảo.
Dù nhiều lần bị ngoại xâm, bị phá hủy, cây cầu này vẫn tồn tại suốt 1.000 năm theo chiều dài lịch sử Campuchia.
Tác giả bài viết: Ngọc Hà