Vào năm 1921, khi kỹ sư trưởng dự án Joseph Strauss đề xuất ý tưởng, mọi người đã cho ông là điên rồ với tham vọng xây cây cầu treo dài nhất thế giới trên một khu vực thường xuyên xảy ra động đất. Vị trí cây cầu chỉ cách trung tâm địa chấn của trận động đất lịch sử tại San Francisco 15 km, cướp đi sinh mạng của hơn 3.000 người năm 1906. Ảnh: Vice.
Thế nhưng người đàn ông có vóc dáng nhỏ bé đã biến điều không thể thành có thể. Cây cầu được khởi công xây dựng vào năm 1933, hoàn thành năm 1937. Vào thời điểm trọng đại cuối cùng, vị kiến trúc sư đã nói cây cầu nhất định sẽ trường tồn cùng thời gian. Cầu Cổng Vàng ra đời, bắc qua Thái Bình Dương, nối thành phố San Francisco với hạt Marin, có chiều dài lên tới 2.700 mét, độ cao gầm cầu gần 90 mét. Ảnh: Wall Alphacoder.
Năm 1989, khi trận động đất Loma Prieta xảy ra phá hủy phần lớn khu vực Bay Bridge, cầu Cổng Vàng chỉ rung rất nhẹ. Sau đó, nó được tuyên bố là một trong những kỳ quan hiện đại nhất thế giới do Hiệp hội Kỹ sư dân dụng Mỹ bình chọn và đứng thứ 5 trong danh sách những kiến trúc Mỹ được yêu thích nhất năm 2007. Ảnh: Wikipedia.
Cây cầu mất 4 năm để xây dựng và tiêu tốn khoảng 35 triệu USD. Trong quá trình đó, Joseph luôn có biện pháp an toàn để bảo vệ công nhân, tuy nhiên vẫn có hơn 10 người phải bỏ mạng. Những người rơi xuống biển hầu như không có ai sống sót. Chính vì thế, từ sau ngày cây cầu mở cửa thông xe tới nay, nó trở thành điểm đến ưa thích của những người có ý định tự sát. Ảnh: Nydailynews.
Có tên là cầu Cổng Vàng nhưng công trình này lại được sơn màu đỏ cam. Ngoài ra, dù có vẻ ngoài mảnh khảnh nhưng cây cầu được tạo nên từ một triệu tấn sắt thép, đủ sức chống đỡ qua những trận gió lớn. Tính từ năm 1937 tới nay, cây cầu mới phải 3 lần đóng cửa trước sức gió. Ảnh: Commons Wikimedia.
Cầu Cổng Vàng được xem như thỏi nam châm hút khách của nước Mỹ. 10 triệu khách du lịch đến thành phố mỗi năm và đóng góp khoảng 9 tỷ USD doanh thu cho ngân sách nhà nước. Ảnh: Factslides.
Tác giả bài viết: Hải Thu