Bạn cần biết

Bột ngọt không phải thực phẩm có hại với trẻ nhỏ

Không còn là vấn đề đơn giản, nếu dùng gia vị cho trẻ nhỏ sai cách sẽ dẫn đến hệ lụy khôn lường

Sử dụng gia vị đúng cách trong giai đoạn đầu đời sẽ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh cũng như xây dựng một thói quen ăn uống lành mạnh.

Theo chuyên gia dinh dưỡng GS. M. Greykal phân tích, đối với trẻ dưới 1 tuổi, phụ huynh không cần sử dụng các loại gia vị trong bữa ăn hằng ngày của trẻ, đặc biệt là không được sử dụng mật ong.

Các loại gia vị như hành, tỏi, tiêu... chỉ nên sử dụng cho trẻ từ 10 tháng tuối trở lên. Sau 12 tháng tuổi, vị giác và hệ tiêu hóa của trẻ phát triển gần như hoàn thiện.

Khi trẻ bước vào giai đoạn 1 – 3 tuổi, phụ huynh có thể sử dụng gia vị trong khẩu phần ăn hằng ngày của trẻ. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng khẩu vị của trẻ sẽ nhạt hơn 2 lần so với người trưởng thành.

Phụ huynh rất quan tâm đến bột ngọt - 1 trong những loại gia vị.

Liệu có nên sử dụng bột ngọt trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ hay không?

Bột ngọt tồn tại ở nhiều loại gia vị khác: Bột nêm, nướng tương, nước mắm…

Bột ngọt có tên khoa học là monosodium glutamate (MSG), trong đó, glutamate là một trong hơn 20 loại axit amin tồn tại phổ biến trong cơ thể người và các loại động, thực vật. Khả năng của glutamate là tạo ra một vị đặc trưng là umami - tồn tại trong các thực phẩm giàu đạm trong tự nhiên.

Hầu hết thực phẩm chúng ta sử dụng hằng ngày đều chứa glutamate. Chúng ta có thể dễ dàng cảm nhận vị umami ở các loại thực phẩm chứa nhiều glutamate như các loại thịt (10 – 20mg/100g thực phẩm), sò điệp (140mg/100g thực phẩm) hay cà chua (250mg/100g thực phẩm). Thú vị hơn, sữa mẹ rất dồi dào glutamate với 2700mg/ 100ml sữa mẹ. Có nghĩa là trẻ đã cảm nhận được vị umami ngay từ những giây phút đầu tiên của cuộc đời.

Bột ngọt được nhiều tổ chức uy tín trên thế giới khẳng định là gia vị an toàn cho mọi lứa tuổi.

Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm (CODEX) cũng không xếp bột ngọt vào danh sách những thực phẩm gây dị ứng (như đậu phộng, ngũ cốc có chứa gluten…).

Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm của Mỹ (FDA) và Hội đồng Thông tin Thực phẩm Châu Âu (EUFIC) cũng khẳng định bột ngọt an toàn như các loại gia vị khác khi sử dụng cho mọi lứa tuổi, bao gồm phụ nữ mang thai, cho con bú, kể cả trẻ em.

Tuy nhiên, theo JECFA, quá trình chuyển hóa bột ngọt trong cơ thể trẻ em và người lớn là như nhau và không có mối nguy nào đối với trẻ em khi sử dụng bột ngọt.

Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu đã chứng minh bột ngọt không ảnh hưởng đến trẻ em ở tất cả các giai đoạn phát triển của trẻ (giai đoạn bào thai, giai đoạn bú sữa mẹ, giai đoạn sau cai sữa). Do vậy, có thể sử dụng bột ngọt trong chế biến món ăn cho trẻ em, cần lưu ý rằng bột ngọt chỉ là một loại gia vị, sử dụng như một phụ gia không nên sử dụng để thay thế các chất dinh dưỡng từ thực phẩm.

Nhiệt độ nấu nướng thường không vượt quá 250°C. Nhiều nghiên cứu cho thấy, tại nhiệt độ đun nấu thông thường này, bột ngọt không bị biến đổi thành chất không tốt cho sức khỏe. Do vậy, có thể nêm nếm bột ngọt vào bất kỳ thời điểm nào khi nấu ăn.

Tác giả: Trang Dung

Nguồn tin: nguoiduatin.vn

  Từ khóa: bột ngọt , trẻ nhỏ

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP