1. Hồ Champagne, đảo Bắc, New Zealand
Hồ Champagne, đảo Bắc, New Zealand
Đây là một hồ nước nhiệt với màu sắc vô cùng sặc sỡ được hình thành từ cách đây 900 năm - số tuổi còn khá trẻ theo ngành địa chất. Hồ nhiệt này sâu khoảng 62m và nhiệt độ nước vào khoảng 73 độ C.
Đây là địa điểm để tham quan, chụp hình, tuy nhiên do nóng như vậy nên không dành cho những người yêu thích bơi lội.
2. Hồ Kivu
Hồ Kivu
Là một trong những hồ lớn ở châu Phi, Kivu chảy dọc theo biên giới Cộng hòa dân chủ Congo và Rwanda. Hồ nổi tiếng với những vụ nổ limnic làm phun trào CO2 và khí metan giết chết tất cả sinh vật ở quanh đó.
Tuy vậy, khung cảnh quanh hồ lại vô cùng mơ màng, lại có nhiều làng mạc sinh sống ven hồ cùng rất nhiều khách sạn, các khu vườn nhiệt đới cùng bãi biển đẹp mắt.
3. Núi Nyiragongo, công viên quốc gia Virunga, Cộng hòa dân chủ Congo
Núi Nyiragongo, công viên quốc gia Virunga, Cộng hòa dân chủ Congo
Đây là núi lửa có hồ nham thạch lớn nhất thế giới. Dốc núi đứng và nham thạch tương đối lỏng, do vậy khi núi lửa phát nổ, nham thạch có thể chảy đi với tốc độ cực nhanh.
Tuy nhiên, hồ nham thạch không hề xuất hiện thường xuyên. Phải mất đến vài năm để hình thành, sau đó là một vài ngày hiện chưa tính toán được để phần miệng núi lửa nứt ra và nham thạch có thể phun trào.
Vụ phun trào cuối cùng diễn ra vào năm 2002. Còn ngày nay, người ta vẫn kiểm soát gắt gao ngọn núi lửa nham thạch đang từ từ dâng lên dần tạo hồ.
Đến đây, du khách có thể khám phá hệ sinh thái phong phú của núi Nyiragongo và góp phần bảo vệ công viên quốc gia lớn tuổi nhất châu Phi và loài gorrila đang có nguy cơ bị tận diệt.
4. Núi lửa Loihi, Hawaii
Núi lửa Loihi, Hawaii
Quần đảo Hawaii vốn được tạo thành nhờ núi lửa. Do vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi rất nhiều người muốn đến đây để chiêm ngưỡng những dòng dung nham phun trào. Loihi hoạt động từ năm 1996. Mặc dù cảnh quan này rất độc đáo nhưng cực kỳ nguy hiểm.
Đã có hai nhiếp ảnh gia liều lĩnh là Nick Selway và CJ Kale chụp được những bức ảnh pháo hoa tự nhiên vô cùng quý giá.
Nếu không ưa mạo hiểm, bạn vẫn có thể đến Hawaii và tận hưởng các hoạt động khác như lướt sóng, khám phá tự nhiên hoang sơ nơi đây.
5. Suối nước nóng Grand Prismatic, Wyoing, Mỹ
Suối nước nóng Grand Prismatic, Wyoing, Mỹ
Đây là suối nước nóng lớn nhất Mỹ, rộng 113m, thuộc công viên quốc gia Yellowstone. Cái tên Grand Prismatic bắt nguồn từ những khoang màu sặc sỡ giống với cầu vồng như đỏ, cam, vàng, lục, lam... nhờ sự xuất hiện của vi khuẩn.
Những dải màu của suối nước nóng này biến nơi đây trở thành một điểm thu hút khách du lịch từ khắp nơi.
Với những đường mòn leo núi, du khách có thể quan sát suối ở khoảng cách khá gần, còn nếu leo lên những ngọn đồi xung quanh, bạn có thể nhìn thấy toàn cảnh nơi đây. Màu sắc suối thay đổi theo mùa, chỉ trừ khu vực trung tâm do nhiệt độ lên tới 70 độ C nên không có vi khuẩn sinh sống.
6. Ol Doinyo Lengai, vùng Arusha, Tanzania
Ol Doinyo Lengai, vùng Arusha, Tanzania
Trong tiếng Massai, cái tên này có nghĩa là Núi Thần. Đây là một trong những núi lửa kỳ lạ nhất thế giới: dòng dung nham natrocarbonat tỏa sáng óng ánh trong không khí và rơi xuống sườn núi thành hàng nghìn bong bóng lớn nhỏ. Tất cả là do natri và kali carbonat phản ứng với không khí và hóa rắn nhanh chóng.
Ngọn núi là một thử thách to lớn với rất nhiều cỏ voi, càng lên cao, cỏ ngày càng mỏng hơn. Tuy nhiên, đoạn đường leo núi vất vả lên tới độ cao 3.188m sẽ vô cùng xứng đáng với khung cảnh bao la trong tầm tay.
7. Hồ Natron, Tanzania
Hồ Natron, Tanzania
Hồ nước mặn khá nông này khá nguy hiểm với những người không kịp thích ứng vì nhiệt độ của nó có thể lên tới 60 độ C và độ pH ở mức 10. Tuy vậy, điểm đặc biệt thu hút của nơi này nằm ở màu sắc của nước: từ đỏ, cam, đến hồng. Tất cả được tạo ra do vi khuẩn và các loại vi sinh vật.
Đáng ngạc nhiên, đây lại là nơi ở của loài hồng hạc. Chúng có thể làm tổ và ăn loài tảo đỏ ở đây bất chấp dòng nước có nồng độ kiềm siêu cao. Có thể lý giải là do chẳng có loài săn mồi nào lại đến một nơi không hề an toàn chút nào như thế này.
8. Công viên quốc gia Tsingy de Bemaraha, Madagasca
Công viên quốc gia Tsingy de Bemaraha, Madagasca
Khu bảo tồn tự nhiên nằm ở ven biển phía tây Madagasca quyến rũ du khách với những cột đá vôi kỳ lạ, được gọi là Tsingy, có nghĩa là không đi chân trần được. Đây là một trong những di sản thế giới của UNESCO với hệ động thực vật độc đáo: từ rừng đước, chim, cho đến vượn cáo - Madagasca chính là thiên đường của các loài quý hiếm.
Các cột đá sắc như dao cạo ở đây rất nguy hiểm, và cũng vì thế mà trở nên độc nhất vô nhị. Nhưng không vì thế mà chúng cản trở bước chân của những người yêu thích leo cột đá muốn thử sức bản thân.
9. Núi lửa Kawah Ijen, Đông Java, Indonesia
Núi lửa Kawah Ijen, Đông Java, Indonesia
Kawah Ijen là hõm chảo rộng 20km, nơi chứa khá nhiều núi lửa. Một trong số đó là núi Kwah Ijen, có chứa rất nhiều sunphua. Vào ban đêm, khung cảnh ở đây sẽ đặc biệt tuyệt diệu khi ngọn núi khè ra những tia lửa màu xanh kỳ quái.
Mặc dù thiên nhiên quanh đây không mấy an toàn với một hồ axit và sunphua nồng độ cao nhưng vô cùng hữu dụng. Hõm chảo rất thích hợp canh tác cà phê vì đất vô cùng màu mỡ. Các mỏ sunphua có thể khai thác khoáng chất.
Và tất nhiên không thể thiếu khách du lịch tới đây tham quan.
10. Núi St. Helens, Washington, Mỹ
Núi St. Helens, Washington, Mỹ
Ngọn núi lửa phun trào năm 1980 là một trong những sự kiện thảm khốc nhất của Mỹ. Chỉ cách Seattle 154km, nhưng vụ nổ đã giết chết nhiều người, phá hủy 298km đường cao tốc, phá hủy chóp núi và hiện chỉ còn lại một hố núi hình móng ngựa.
Dù vậy, có rất nhiều điểm để quan sát ngọn núi lửa này, các tour du lịch bằng trực thăng, đài quan sát Johnston Ridge - nơi cung cấp các thông tin về núi St. Helens, là một trong những điểm tham quan núi đồi nổi tiếng ở Washington.
Tác giả bài viết: Vĩnh Hy