Vương quốc Bhutan là một quốc gia nằm kín trong lục địa tại Nam Á, giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Toàn bộ nước này đều là đồi núi ngoại trừ một dải đồng bằng cận nhiệt đới nhỏ ở vùng viễn nam. Bhutan là quốc gia duy nhất trên thế giới nơi nền Phật giáo Kim cương thừa vẫn được bảo tồn gần như nguyên vẹn.
Vương quốc Bhutan nằm ở Nam Á và được đánh giá là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới.
Tại quốc gia này, bộ phận nhạy cảm của nam giới được coi là một biểu tượng thiêng liêng. Chúng xuất hiện ở khắp mọi nơi, từ các bức tường cho tới nóc nhà, hay thậm chí là vòi nước. Một số còn được nhân cách hóa với những thái độ như vui vẻ, giận dữ, tinh nghịch…
Người dân tại Bhutan tin rằng, việc thờ những biểu tượng này sẽ giúp tăng khả năng sinh sản, đồng thời xua đuổi quỷ dữ và bảo vệ họ khỏi những tin đồn ác ý. Đây được xem là truyền thống lâu đời có từ thế kỉ thứ 15 đến 16 mà nguồn gốc là từ tu viện Chimi Lhakhang, thủ đô cũ của Bhutan.
Bộ phận nhạy cảm của nam giới được coi là một biểu tượng thiêng liêng, xuất hiện ở nhiều nơi.
Một nghiên cứu của nhà sử học Pháp Francoise Pommaret và học giả Bhutan Tashi Tobgay vào năm 2011 cho biết, niềm tin về khả năng của những “vị thần bảo vệ” kì lạ này xuất phát từ những một vị Lạt ma có tên Drukpa Kunley sống ở thế kỉ 15.
Ông thường giảng dạy những điều mang tính phồn thể cho người dân, tiêu biểu trong số đó là câu nói “Những giọt rượu vang ngon nhất nằm ở đáy thùng, và hạnh phúc thì nằm ở dưới rốn”. Sau khi Lạt ma Drukpa Kunley mất, các tu viện đã được xây dựng để tôn vinh ông và từ đó, niềm tin về sức mạnh của dương vật đã lan tỏa khắp nơi.
Người dân tin rằng biểu tượng này giúp xua đuổi quỷ dữ và bảo vệ họ khỏi những tin đồn ác ý.
Trong thời kì hiện đại ngày nay, đã có một số ý kiến cần phải xem xét lại phong tục này. Bhutan cũng có nhiều lần bối rối trước những hình vẽ nhạy cảm xuất hiện quá nhiều trên đường phố, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Tuy nhiên, nhà nước cùng người dân vẫn kiên quyết bảo vệ nét độc đáo trong văn hóa này và coi đây là một nguồn cảm hứng nghệ thuật, tôn giáo.
Tác giả bài viết: Đỗ Hiếu (Theo huffington)