Sa mạc Namib nằm ở phía tây nam châu Phi, là sa mạc duy nhất giáp biển. Nhờ hơi nước từ biển thổi vào, Namib có cảnh quan rất đẹp với những cồn cát lớn và nhiều loài thực vật độc đáo như các giống cây bụi, cây keo lạc đà. Đây cũng là nơi sinh sống của voi, sư tử, lạc đà, ngựa vằn, đà điểu châu Phi. Ảnh: AP.
Sa mạc Wadi Rum (Jordan) cách thành cổ Petra khoảng 100 km về phía nam. Đây là địa danh thu hút du khách bởi cảnh quan thung lũng, những cồn cát lớn, cùng vách đá nhiều hình thù và màu sắc thay đổi trong ngày. Ảnh: Nasser Kalaji.
Sahara là sa mạc lớn nhất thế giới, với diện tích lên tới 9,4 triệu km2. Cảnh quan của Sahara là cồn cát, cao nguyên đá, thung lũng khô. Rất nhiều du khách đến Sahara để cưỡi lạc đà, cắm trại qua đêm và ngắm bầu trời sao. Ảnh: AP.
Sa mạc Atacama ở phía Bắc Chile và phía Nam Peru, rộng hơn 180.000 km2. Đây là một trong những nơi khô cằn nhất trái đất với lượng mưa hấp hơn 50 mm/năm. ;Ảnh: AP.
Sa mạc Empty Quarter nằm ở bán đảo Ả Rập, rộng 650.000 km2. Dù khí hậu nóng bức khắc nghiệt, đây là một địa danh rất thu hút du khách. Ảnh:
Sa mạc Sonoran nằm giữa biên giới Mexico và Mỹ, có cảnh quan tuyệt đẹp với những cây xương rồng khổng lồ, biểu tượng của miền Tây hoang dã. Ảnh: AP.
Sa mạc Kalahari rộng 500.000 km2, ở phía nam châu Phi. Kalahari được bao phủ bằng lớp cát màu nâu đỏ. Tuy vậy, nó không thực sự được coi là một sa mạc, bởi một số khu vực bên trong vẫn có nước, và nhận được mưa trong năm, tạo điều kiện thuận lợi cho một số sinh vật phát triển. Ảnh: Telegraph.
Sa mạc Great Sandy (Australia) rộng hơn 360.000 km2, là nơi sinh sống của giống chó hoang Dingo và loài rắn độc Australia. Ảnh: Telegraph.
Sa mạc Gobi nằm trên một phần diện tích của miền Nam Mông Cổ và Tây Bắc Trung Quốc, có cảnh quan thảo nguyên đẹp mắt, là nhà của rất nhiều loài động vật, bao gồm lạc đà Bactria. Ảnh: AP.
Bardenas Reales nằm ở miền Đông Nam Tây Ban Nha, là một trong những sa mạc hiếm hoi của châu Âu. Bardenas Reales tạo cảm giác choáng ngợp bởi cảnh quan sa mạc với những vùng đá sa thạch, đất sét và đá phấn. Vượt qua những hẻm núi được bào mòn bởi mưa gió thời gian để đến tảng đá Castildetierra và đỉnh Pisquerra là hoạt động được yêu thích ở sa mạc này. Ảnh: Telegraph.
Sa mạc Mojave (Mỹ) rộng khoảng 57.000 km2. Địa hình chủ yếu là núi, thung lũng, đồi. Đây là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật, trong đó có loài xương rồng Joshua và rắn chuông. Ảnh: Telegraph.
Sa mạc Taklamakan nằm ở Khu vực tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương của Trung Quốc. Với diện tích 270.000 km2, sự mênh mông của các cồn cát, và rất khó bắt gặp cuộc sống cố định của con người khiến Taklamakan được mệnh danh là sa mạc “chỉ có vào mà không có ra”. Ảnh: AP.
Dasht-e Kavir là sa mạc muối nằm ở phía đông bắc miền trung Iran, được bao phủ bằng một lớp muối dày. Nhiệt độ ở đây không vượt quá 50 độ C vào mùa hè, nhưng do nhiều muối, không có nhiều sinh vật tồn tại được ở sa mạc này. Ảnh: Alamy.
Hoang mạc Dasht-e Lut (Iran) là một trong những nơi nóng và khô nhất trên thế giới, với nhiệt độ bề mặt lên tới 70 độ C. Dasht-e Lut có vẻ đẹp ngoạn mục của những cồn cát lớn, những đường cát lượn sóng. Nơi này được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới vào năm 2016. Ảnh: Hadi Karimi.
Sa mạc Thar nằm ở phía tây bắc của Tiểu lục địa Ấn Độ, diện tích hơn 200.000 km2, gồm một phần của bang Rajasthan (Ấn Độ), bang Punjab và Sindh (Pakistan). Cảnh quan chủ yếu của sa mạc Thar là đất cát và đồng cỏ. Ảnh: AP.
Nam Cực là nơi không có cát và nhiệt độ ở mức -89 độ C, nhưng việc thiếu mưa ở đây đồng nghĩa với việc lục địa phía nam này là một sa mạc. Nam Cực có vẻ đẹp như bức tranh siêu thực về màu trắng của băng giá, kéo dài hút mắt tới tận đường chân trời. Ảnh: AP.
Tác giả bài viết: Minh Hải Theo Telegraph
Nguồn tin: