Giáo dục

Tuyển sinh đại học, cao đẳng 2020: Siết chặt kỷ luật phòng thi

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã công bố Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) ngành giáo dục mầm non để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia góp ý kiến đến hết ngày 21/2/2020. Theo đó, kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 sẽ có một số sửa đổi, bổ sung về quy chế.

Thí sinh bị đình chỉ sẽ bị hủy kết quả thi?

Chỉ có điểm sàn với ngành y và sư phạm

Theo dự thảo, Bộ GD&ĐT chỉ quy định về tuyển sinh ĐH, CĐ ngành giáo dục mầm non. Như vậy, chính thức từ năm 2020, ngành học mầm non dừng tuyển sinh hệ trung cấp. Việc này để phù hợp với quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2020. Trong đó quy định chuẩn trình độ đào tạo giáo viên mầm non là CĐ sư phạm, giáo viên tiểu học và trung học cơ sở là cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên.

So với Quy chế trước đó, dự thảo cũng bổ sung quy định về tuyển sinh đào tạo vừa làm vừa học, bằng thứ hai, chương trình tiên tiến, theo đặt hàng và liên thông. Theo đó, người dự tuyển đào tạo cấp bằng ĐH thứ hai là người đã có bằng tốt nghiệp trình độ ĐH trở lên. Riêng các ngành khối sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề chỉ tuyển sinh đào tạo cấp văn bằng thứ hai đối với người có văn bằng thứ nhất thuộc khối ngành sức khỏe hoặc khối ngành tự nhiên.

Với các ngành đào tạo giáo viên và sức khỏe, trong trường hợp sử dụng phương thức xét tuyển kết hợp giữa điểm thi THPT quốc gia và kết quả học tập THPT hoặc kết hợp giữa điểm của trường tổ chức sơ tuyển với điểm thi THPT quốc gia... ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của điểm thi THPT quốc gia, điểm kết quả học tập phải tương đương với các ngưỡng theo quy định như sau:

Điểm trung bình cộng xét tuyển sử dụng kết quả học tập THPT trình độ ĐH với các ngành đào tạo giáo viên và các ngành y khoa, y học cổ truyền, răng - hàm - mặt, dược học tối thiểu là 8,0 trở lên.

Nhiều ý kiến cho rằng, thí sinh được đăng kí xét tuyển không giới hạn nguyện vọng dẫn đến tình trạng hồ sơ ảo cao, cho nên việc lọc hồ sơ ảo cũng cũng khó khăn hơn rất nhiều. Năm 2017, đã từng có thí sinh đăng kí đến 45 nguyện vọng. Năm 2018, quy trình lọc hồ sơ ảo dù đã lọc qua rất nhiều lần nhưng thực tế số lượng thí sinh ảo vẫn còn rất cao.

Dự thảo cũng quy định các trường có thể sử dụng đồng thời nhiều phương thức tuyển sinh cho một ngành nhưng phải xác định và công bố công khai chỉ tiêu cho từng phương thức tuyển sinh; thực hiện các quyền và nhiệm vụ tương ứng với từng phương thức; có thể tổ chức nhiều đợt tuyển sinh trong năm và công bố cụ thể trong Đề án tuyển sinh của trường.

Các trường có sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để sơ tuyển, xét tuyển, xác định và công bố công khai tổ hợp các bài thi/môn thi để xét tuyển vào các ngành, nhóm ngành. Trong đó, Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội là các bài thi. Các môn thi thành phần của bài thi Khoa học Tự nhiên, bài thi Khoa học Xã hội là môn thi.

Đối với phương thức xét tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia, dự thảo yêu cầu sử dụng kết quả của 3 bài thi/môn thi, trong đó có ít nhất một trong hai bài thi/môn thi Toán, Ngữ văn để xét tuyển.

Theo nhiều trường ĐH, hiện nay kỳ thi THPT quốc gia vẫn là cơ sở đáng tin cậy để các trường tuyển sinh. Thế nên chỉ tiêu xét tuyển sinh theo kết quả của kỳ thi này vẫn chiếm tỉ lệ lớn, từ 40% đến 85% tổng chỉ tiêu tuyển sinh. Trong đó, hàng loạt trường tốp đầu khu vực miền Bắc vẫn dựa vào kỳ thi này để xét tuyển như: ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Ngoại thương, ĐH Bách khoa Hà Nội, các trường, khoa thành viên của ĐH quốc gia Hà Nội...

Bị đình chỉ sẽ hủy kết quả thi

Cùng với đó, lâu nay, việc xét điểm số học bạ có thể dẫn đến trường hợp phụ huynh tìm cách “chạy” điểm để làm đẹp hồ sơ cho con em mình là điều có thể xảy ra. Chưa kể, nhà trường vì thành tích nên cho điểm học bạ không đúng với lực học của học sinh, hoặc “nhẹ” tay với tất cả các môn học.

Về quản lý bài thi, phải có 1 cán bộ của trường ĐH, CĐ làm nhiệm vụ tại điểm thi (phó trưởng điểm thi hoặc thư ký) trực tại phòng trong suốt thời gian đề thi, bài thi được lưu tại điểm thi. Thời gian trực tại phòng của cán bộ thuộc ĐH, CĐ được tính kể từ thời điểm kết thúc công việc buổi thi cuối ngày thi trước đến thời điểm bắt đầu công việc buổi thi thứ nhất của ngày thi sau.

Kỷ luật phòng thi sẽ được siết chặt hơn.

Dự thảo cũng nêu rõ, sẽ có tổ giám sát có ít nhất 5 người. Tổ giám sát sẽ làm việc độc lập với các tổ chuyên môn, giám sát chặt chẽ quy trình chấm bài thi trắc nghiệm, quy trình bảo quản bài thi tại phòng chấm thi trắc nghiệm theo quy định.

Cán bộ công an, bảo vệ, y tế, phục vụ. Cán bộ công an có trách nhiệm đảm bảo an ninh, an toàn khu vực chấm thi và nơi lưu trữ, bảo quản bài thi trắc nghiệm; ký niêm phong và chứng kiến mở niêm phong phòng chấm thi, phòng chứa bài thi, đĩa CD chứa dữ liệu.

Bộ GD&ĐT cũng bổ sung thêm một số điểm quy định với thí sinh bị đình chỉ trong quá trình diễn ra kỳ thi thì sẽ bị hủy bỏ kết quả. Bởi lẽ, Thông tư số 03/2019 hiện hành mới chỉ có 3 trường hợp bị hủy kết quả thi.

Thứ nhất, thí sinh có 2 bài thi trở lên bị điểm 0 do phạm lỗi theo quy định. Thứ hai, thí sinh viết, vẽ vào tờ giấy thi những nội dung không liên quan đến bài thi. Thứ ba, thí sinh để người khác thi thay hoặc làm bài thay cho người khác dưới mọi hình thức; sửa chữa, thêm bớt vào bài làm sau khi đã nộp; dùng bài của người khác để nộp.

Thêm một điều đáng lưu ý, trong các kỳ thi THPT quốc gia, thí sinh bị đình chỉ do vi phạm một số điều trong quy chế chỉ bị lập biên bản, cảnh cáo hoặc không cho tiếp tục thi các môn khác. Mặc dù vậy mới chỉ dừng lại ở đình chỉ và chưa có quy định cụ thể việc xử lý điểm thi với thí sinh này.

Do đó, nếu quy định này được ban hành sẽ giúp việc quản lý chặt chẽ hơn, xử lý sai phạm và mang tính răn đe mạnh hơn với những thí sinh vi phạm trong kỳ thi THPT quốc gia.

Được biết, trong các kỳ thi THPT quốc gia, thí sinh bị đình chỉ do vi phạm một số điều trong quy chế chỉ bị lập biên bản, cảnh cáo hoặc không cho tiếp tục thi các môn khác. Mặc dù vậy mới chỉ dừng lại ở đình chỉ và chưa có quy định cụ thể việc xử lý điểm thi với thí sinh này.

Như vậy, nếu quy định này được ban hành, áp dụng sẽ giúp việc quản lý chặt chẽ hơn, xử lý sai phạm và mang tính răn đe mạnh hơn với những thí sinh vi phạm trong kỳ thi THPT quốc gia.

Ngoài ra, cán bộ đánh phách phải được cách ly tuyệt đối từ khi thực hiện nhiệm vụ đánh phách đến khi hoàn thành việc chấm phúc khảo. Khi thực hiện các công việc liên quan đến phúc khảo, phải có ít nhất từ hai thành viên của ban phúc khảo trở lên và có sự giám sát của cán bộ thanh tra.

Bộ GD&ĐT sẽ không xây dựng và công bố đề minh họa

Trước những băn khoăn của học sinh về phương thức ôn tập trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2020, khi mà năm nay thí sinh không có đề thi minh họa.

Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) cho biết, kỳ thi THPT quốc gia năm 2020, Bộ sẽ không xây dựng và công bố đề minh họa vì việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm nay sẽ giữ ổn định về cơ bản như năm 2019. Thí sinh và các nhà trường có thể tham khảo đề thi chính thức và đề minh họa của kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 để nhận biết cách thức ra đề của năm 2020 và có hướng ôn thi phù hợp.

Cũng theo ông Trinh, việc thí điểm thi trên máy tính chưa áp dụng đối với kỳ thi THPT quốc gia năm 2020. Bộ đang tính toán để thí điểm thi trên máy từ năm 2021 ở nơi sẵn sàng về điều kiện và học sinh tự nguyện tham gia.

Kì thi THPT quốc gia năm 2020 vẫn có 5 môn thi, bài thi, gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội. Trong số này, chỉ có môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, các môn còn lại vẫn thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan, kể cả với môn Toán.

Tác giả: Uyên Na

Nguồn tin: Báo Pháp luật Việt Nam

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP