Đây là một lễ hội truyền thống, thể hiện bản sắc của ngư dân vùng biển Quỳnh Lưu và hàng năm vẫn được các địa phương bảo tồn, gìn giữ và phát huy.
Theo phong tục, lễ hội Cầu Ngư trước đây được tổ chức vào hai ngày mồng 6 và mồng 7 tháng Giêng âm lịch. Nhưng do điều kiện thực tế hiện nay, thời gian tổ chức lễ hội không còn bắt buộc và cố định về ngày giờ nữa. Căn cứ vào con nước lên xuống, cứ trúng vào ngày nào con nước lên to nhất, tàu thuyền có thể ra khơi xa được trong tháng Giêng thì ngày đó ngư dân sẽ tổ chức lễ hội Cầu Ngư.
Vì thế, năm nay, người dân xã Sơn Hải - huyện Quỳnh Lưu chọn ngày 12 tháng Giêng âm lịch để khai hội Cầu Ngư và sẽ được kéo dài cho đến hết ngày hôm sau.
Tham gia lễ hội Cầu Ngư năm nay không chỉ có bà con ngư dân xã Sơn Hải mà nhân dân các xã vùng biển lân cận của huyện Quỳnh Lưu như Tiến Thủy, Quỳnh Thọ, Quỳnh Nghĩa…
Lễ hội Cầu Ngư gồm 2 phần: Phần lễ bao gồm lễ khai quang, lễ yết cáo, lễ cầu ngư, lễ đại tế, lễ tạ tại đình Trung, đền Thơi. Phần hội bao gồm các hoạt động văn hoá văn nghệ.
Toàn xã Sơn Hải hiện có gần 3.000 ngư dân tham gia đánh bắt hải sản với trên 300 phương tiện đánh bắt gần bờ và xa bờ. Năm 2016, xã đóng mới thêm được 13 phương tiện với tổng giá trị 90 tỷ đồng. Sản lượng đánh bắt đạt 3.300 tấn, giá trị 250 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người khoảng 50 – 60 triệu đồng/lao động/năm.
Tổ chưc lễ hội Cầu Ngư đầu năm đã đáp ứng được nhu cầu tâm linh của nhân dân địa phương, là dịp để bà con ngư dân cầu mong cho một măm mới đánh bắt thắng lợi, bội thu.
Theo phong tục, lễ hội Cầu Ngư trước đây được tổ chức vào hai ngày mồng 6 và mồng 7 tháng Giêng âm lịch. Nhưng do điều kiện thực tế hiện nay, thời gian tổ chức lễ hội không còn bắt buộc và cố định về ngày giờ nữa. Căn cứ vào con nước lên xuống, cứ trúng vào ngày nào con nước lên to nhất, tàu thuyền có thể ra khơi xa được trong tháng Giêng thì ngày đó ngư dân sẽ tổ chức lễ hội Cầu Ngư.
Vì thế, năm nay, người dân xã Sơn Hải - huyện Quỳnh Lưu chọn ngày 12 tháng Giêng âm lịch để khai hội Cầu Ngư và sẽ được kéo dài cho đến hết ngày hôm sau.
Tham gia lễ hội Cầu Ngư năm nay không chỉ có bà con ngư dân xã Sơn Hải mà nhân dân các xã vùng biển lân cận của huyện Quỳnh Lưu như Tiến Thủy, Quỳnh Thọ, Quỳnh Nghĩa…
Lễ hội Cầu Ngư gồm 2 phần: Phần lễ bao gồm lễ khai quang, lễ yết cáo, lễ cầu ngư, lễ đại tế, lễ tạ tại đình Trung, đền Thơi. Phần hội bao gồm các hoạt động văn hoá văn nghệ.
Toàn xã Sơn Hải hiện có gần 3.000 ngư dân tham gia đánh bắt hải sản với trên 300 phương tiện đánh bắt gần bờ và xa bờ. Năm 2016, xã đóng mới thêm được 13 phương tiện với tổng giá trị 90 tỷ đồng. Sản lượng đánh bắt đạt 3.300 tấn, giá trị 250 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người khoảng 50 – 60 triệu đồng/lao động/năm.
Tổ chưc lễ hội Cầu Ngư đầu năm đã đáp ứng được nhu cầu tâm linh của nhân dân địa phương, là dịp để bà con ngư dân cầu mong cho một măm mới đánh bắt thắng lợi, bội thu.
Tác giả bài viết: Thanh Toàn
Nguồn tin: