Kinh tế

Trồng hành tăm trên đất cao cưỡng

Ở xã Nghĩa Trung hành tăm đã trở thành cây xóa đói giảm nghèo, mỗi năm người dân ở đây thu trên 1,5 tỷ đồng từ hành tăm

Người ta vẫn gọi những người nông dân ở đây là “dân trồng hành tăm” để nói đến” thâm niên” trồng hành và sự chịu thương chịu khó của những nông dân xóm 21 xã Nghĩa Trung. Bởi trong các loại rau màu thì trồng hành tăm là vất vả nhất. Thế nhưng bằng kinh nghiệm và sự học hỏi cải tiến cách làm nên những người trồng hành ở Nghĩa Trung lại thấy đây là một trong những cây trồng nhàn nhã và cho thu nhập cao. Vì vậy trong vài năm trở lại đây trên những diện tích đất cao cưỡng, đất trồng sắn, mía kém hiệu quả, bà con nông dân xã Nghĩa Trung đã chuyển đổi sang trồng hành tăm cho thu nhập gấp 5 đến 6 lần so với các loại cây trồng khác. Nghĩa Trung cũng là xã trồng nhiều hành tăm nhất huyện Nghĩa Đàn.Trước đây mỗi gia đình chỉ trồng một luống hành Tăn gần nhà đủ để ăn, rồi dần dần diện tích cây hành mở rộng, có gia đình trồng 1 sào, 2 sào nhưng cũng có những hộ đầu tư trồng gần hec ta hành. Trồng hành tăm, khâu thu hoạch là vất vả nhất, nhưng nhờ kinh nghiệm trong tỉa và chăm sóc nên hiện nay việc thu hoạch hành đơn giản và mất ít thời gian hơn nhiều so với trước kia. Chị Lê Thị Sâm xóm 21. xã Nghĩa Trung gắn bó với cây hành tăm đã chục năm nay, theo chị hành tăm là loại cây dễ trồng, ít sâu bệnh, chịu hạn tốt, đặc biệt rất phù hợp chất đất cao cưỡng. Mùa vụ bắt đầu tháng 8 dương lịch hàng năm và thu hoạch vào tháng 3 năm sau. Mỗi vụ gia đình chị trồng 2 sào hành, trừ chi phí cho thu nhập hơn 15 triệu đồng. Chị Lê Thị Sâm chia sẻ thêm: sau khi gieo hành, rải lá mía khô lên trên đến lúc thu hoạch rất dễ dàng. nói chung trồng hành tăm nếu có kinh nghiệm thì khỏe hơn trồng ngô, mía, thu nhập cao hơn nhiều, như diện tích của Bác đây mỗi năm cũng được 5 tạ hành củ.

Hành tăm là sản phẩm sạch được nhiều người ưa chuộng

Đưa hành lên đồi trồng là câu chuyện của ông Nguyễn văn Vị, xóm 21, xã Nghĩa Trung. Với diện tích đất triền đồi, trồng mía, sắn năng suất kém ông chuyển sang trồng hành tăm. Ông cho biết hành tăm là cây thoát nước kém nên trồng ở những vùng ẩm thấp vừa khó thu hoạch vừa kém hiệu quả. Vì vậy trên các diện tích đất cao cưỡng loại cây này lại hát huy hiệu quả hơn so với các loại cây khác. Mặt khác trồng hành tăm ít sâu bệnh, không phải phun thuốc bảo vệ thực vật nên tiết kiệm được một khoản chi phí. Mỗi năm nông dân Nghĩa Trung trồng khoảng hơn 10 ha hành tăm. Trồng hành tăm trải qua nhiều công đoạn như cày ải đất, làm sạch cỏ, lên luống cao. Sau khi trỉa hạt xong tiến hành phủ lớp rơm hoặc lá thông khô để giữ độ ẩm cho cây phát triển và tạo đất tơi xốp cho củ to và sáng. Ở xã Nghĩa Trung hành tăm đã trở thành cây xóa đói giảm nghèo, mỗi năm người dân ở đây thu trên 1,5 tỷ đồng từ hành tăm. Đồng chí Ngô Sỹ Cần, phó bí thư Thường trực Đảng ủy xã Nghĩa Trung cho biết thêm : có thể nói hành tăm là cây truyền thống của Nghĩa Trung, đặc biệt ở xóm 21 xã Nghĩa Trung thì nhân dân trồng Hành hàng chục năm nay. Trong xây dựng nông thôn mới Nghĩa Trung phấn đấu nâng cao thu nhập cho người dân bằng việc chuyển đổi cây trồng, trong đó chuyển được 10 ha sang trồng cây hành tăm. Từ sản phẩm hành, người dân có thể bán củ tươi hoặc xay ra bán hành khô . Có thể nói nếu như được giá mỗi ha hành tăm có thể cho thu đến 250 triệu đồng. Xã đang tiếp tục nhân rộng diện tích và nâng cao chất lượng để tạo thương hiệu cho sản phẩm hành tăm.

Hành tăm phát triển và cho hiệu quả cao trên cả đất cao cưỡng


Trước hiệu quả từ việc trồng cây hành tăm, nhiều xã ở Nghĩa Đàn đã cho nông dân tham quan học hỏi để nhân rộng mô hình, giúp người dân xóa đói giảm nghèo.

Tác giả bài viết: Đinh Thùy - Minh Thái ( Đài Nghĩa Đàn )

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP