>>Vì sao 'nhà ngoại cảm' và các nhà khoa học khẳng định tìm thấy mộ cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm?
>>Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: Lời tiên tri kinh ngạc trong phần mộ
>>Đi tìm sự thật chuyện tìm thấy mộ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm ở Hải Phòng
Kỳ 4 (kỳ cuối): Động cơ, mục đích của những kẻ cố tình tung tin đồn là gì?
Xung quanh thông tin lan truyền trên mạng cho rằng đã tìm thấy ngôi mộ Trạng Trình Nguyễn Bình Khiêm ở nhà bà Bùi Thị Hiền (Cộng Hiền, Vĩnh Bảo, Hải Phòng), nhóm PV VTC News đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Văn Quyn, bí thư huyện ủy Vĩnh Bảo. Với tư cách là người lãnh đạo huyện, ông Quyn cảm ơn và rất trân trọng những thông tin mà các phóng viên đã điều tra và cung cấp. Đó là những tiếng nói rất chân thực và khách quan trong câu chuyện này.
PV : Thưa ông, ông có suy nghĩ và đánh giá như thế nào trước những thông tin đang ầm ỹ hiện nay về việc tìm thấy ngôi mộ được cho là của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm?
Ông Quyn: Bản thân tôi từ trước đến giờ cũng rất quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu về thân thế và sự nghiệp cụ Trạng, đồng thời cũng tham gia tham luận ở một số hội thảo khoa học. Tôi nghĩ, Trạng là bậc thánh nhân, được cả người Việt Nam lẫn người Trung Quốc ở thời đại của cụ ghi nhận là người thông hiểu kinh dịch, lý số, có khả năng đoán trước được sự việc. Và nếu Trạng đã giấu kín nơi an táng của mình thì chắc đời sau không dễ có thể tìm ra được.
Câu nói về nơi an táng của Trạng: “Ba Rá nhìn sang, Ba Đồng ngoảnh lại, táng tại ao Dương”, cũng như một số câu sấm ký khác, thì tất cả chỉ là do dân gian truyền miệng lại, không có hệ thống, thì đó có phải là cơ sở, căn cứ khoa học không? Tôi nghĩ điều ấy rất khó.
Tôi thừa nhận từ trước đến giờ, ở Vĩnh Bảo đã có rất nhiều nhà ngoại cảm về tìm kiếm mộ Trạng, mỗi người chỉ một nơi. Rốt cuộc là quá nhiều địa điểm… an táng Trạng Trình, và cũng chả có địa điểm nào có cơ sở khoa học chắc chắn và khách quan. Chúng tôi chỉ công nhận khi có kết quả giám định khoa học, mọi việc không thể võ đoán, mặc dù việc tìm thấy mộ Trạng là niềm mong mỏi của người dân Vĩnh Bảo bấy lâu nay.
PV: Như vậy, lãnh đạo huyện đã có những hành động cụ thể như thế nào trước những tin đồn đấy, thưa ông?
Ông Quyn: Tôi đã chỉ đạo các cơ quan trong huyện vào cuộc xác minh điều tra khi nghe thấy những thông tin ấy.
Trước nhà bà Hiền có đào được ngôi mộ hay không? Chúng tôi chỉ nghe kể lại, bẵng đi một thời gian, tự dưng có mấy ông ở đâu lò dò về, chả thông báo cho chính quyền địa phương gì cả, tôi nghe tin và có về xã Cộng Hiền làm việc thì nói thật có nghe một quan chức của xã báo cáo: Chả có gì đâu anh ạ, mọi người cứ phịa chuyện thôi…
>>Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: Lời tiên tri kinh ngạc trong phần mộ
>>Đi tìm sự thật chuyện tìm thấy mộ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm ở Hải Phòng
Kỳ 4 (kỳ cuối): Động cơ, mục đích của những kẻ cố tình tung tin đồn là gì?
Xung quanh thông tin lan truyền trên mạng cho rằng đã tìm thấy ngôi mộ Trạng Trình Nguyễn Bình Khiêm ở nhà bà Bùi Thị Hiền (Cộng Hiền, Vĩnh Bảo, Hải Phòng), nhóm PV VTC News đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Văn Quyn, bí thư huyện ủy Vĩnh Bảo. Với tư cách là người lãnh đạo huyện, ông Quyn cảm ơn và rất trân trọng những thông tin mà các phóng viên đã điều tra và cung cấp. Đó là những tiếng nói rất chân thực và khách quan trong câu chuyện này.
PV : Thưa ông, ông có suy nghĩ và đánh giá như thế nào trước những thông tin đang ầm ỹ hiện nay về việc tìm thấy ngôi mộ được cho là của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm?
Ông Quyn: Bản thân tôi từ trước đến giờ cũng rất quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu về thân thế và sự nghiệp cụ Trạng, đồng thời cũng tham gia tham luận ở một số hội thảo khoa học. Tôi nghĩ, Trạng là bậc thánh nhân, được cả người Việt Nam lẫn người Trung Quốc ở thời đại của cụ ghi nhận là người thông hiểu kinh dịch, lý số, có khả năng đoán trước được sự việc. Và nếu Trạng đã giấu kín nơi an táng của mình thì chắc đời sau không dễ có thể tìm ra được.
Câu nói về nơi an táng của Trạng: “Ba Rá nhìn sang, Ba Đồng ngoảnh lại, táng tại ao Dương”, cũng như một số câu sấm ký khác, thì tất cả chỉ là do dân gian truyền miệng lại, không có hệ thống, thì đó có phải là cơ sở, căn cứ khoa học không? Tôi nghĩ điều ấy rất khó.
Tôi thừa nhận từ trước đến giờ, ở Vĩnh Bảo đã có rất nhiều nhà ngoại cảm về tìm kiếm mộ Trạng, mỗi người chỉ một nơi. Rốt cuộc là quá nhiều địa điểm… an táng Trạng Trình, và cũng chả có địa điểm nào có cơ sở khoa học chắc chắn và khách quan. Chúng tôi chỉ công nhận khi có kết quả giám định khoa học, mọi việc không thể võ đoán, mặc dù việc tìm thấy mộ Trạng là niềm mong mỏi của người dân Vĩnh Bảo bấy lâu nay.
PV: Như vậy, lãnh đạo huyện đã có những hành động cụ thể như thế nào trước những tin đồn đấy, thưa ông?
Ông Quyn: Tôi đã chỉ đạo các cơ quan trong huyện vào cuộc xác minh điều tra khi nghe thấy những thông tin ấy.
Trước nhà bà Hiền có đào được ngôi mộ hay không? Chúng tôi chỉ nghe kể lại, bẵng đi một thời gian, tự dưng có mấy ông ở đâu lò dò về, chả thông báo cho chính quyền địa phương gì cả, tôi nghe tin và có về xã Cộng Hiền làm việc thì nói thật có nghe một quan chức của xã báo cáo: Chả có gì đâu anh ạ, mọi người cứ phịa chuyện thôi…
Ông Nguyễn Văn Quyn, Bí thư Huyện ủy Vĩnh Bảo, Hải Phòng
Chúng tôi xác minh và được biết, khu vườn nhà bà Hiền trước đây là nghĩa địa cổ, mà như vậy thì thiếu gì những ngôi mộ từ ngày xửa ngày xưa, của thế hệ cũ, về sau không thể biết được đó là mộ của ai.
Sở dĩ sự việc này vẫn có người tin, vì có một số người trí thức, văn nghệ sĩ của Hải Phòng tham gia vào chuyện này.
Lúc chúng tôi kiểm tra tại xã, không có biên bản, không có hiện vật. Tôi rất bất ngờ khi được báo cáo lại là có một cái quách, đã được ông Nguyễn Thụy Kha đến và cầm lấy rồi mang đi mất. Câu chuyện diễn biễn tiếp theo sau là những thông tin như các nhà báo đã biết và điều tra làm rõ vấn đề.
Nói thật, theo như cách an táng của quan lại xưa, người ta thường có khái niệm “trong quan ngoài quách”, thường sẽ có quan tài rất chắc chắn đặt trong quách, và quách bao giờ cũng là gỗ tốt để bảo vệ quan tài. Một mặt khác nếu người xưa đã an táng kiểu “trong quan ngoài quách” như thế, thì không bao giờ có chuyện cải táng lại, mà sẽ chôn cất mãi mãi.
Như vậy, cái quách mà mọi người đồn ở trong ngôi mộ nhà bà Hiền, khẳng định một lần nữa đó là đồn thổi, vì chúng tôi, kể cả những người dân trong thôn, trong xã, không ai được nhìn thấy, kể cả sự việc đào mộ. Cái quách đó chỉ dài có hơn 80 phân, rộng 15 phân, tôi nghĩ đó là hộp đựng đồ tùy táng chôn theo người chết thì đúng hơn. Thường thì trong cái hộp đó sẽ có những đồ vật, như ở trường hợp này là mấy cái cúc áo như trong biên bản bàn giao cho Bảo tàng Hải Phòng. Đồ quý của người chết thì người ta chôn theo, còn đó chỉ là cái hộp gỗ.
Thực sự với các nhà báo, phải 2 năm sau người ta mới giao lại những đồ vật trên cho bảo tàng Hải Phòng như biên bản bàn giao. Và một số người ở Hà Nội chuyển cho bảo tàng Hải Phòng chứ không phải bà Hiền. Một chuyện khác, rõ ràng trong biên bản chỉ thấy có mỗi cái quách, không có chiếc thẻ tre như những thông tin đang lan truyền hiện nay.
Biên bản bàn giao hiện vật cho bảo tàng Hải Phòng
Vậy chiếc thẻ tre có chữ nguồn gốc ở đâu ra? Không ai được biết. Giả sử nếu đúng là trong ngôi mộ cổ ở nhà bà Hiền, và đồn thổi đó là mộ Trạng, thì có nghĩa đã được chôn cất hơn 400 năm. Nói thật đến gỗ nó còn mục qua bao nhiêu năm như thế, nói gì đến thẻ tre.
Những đồ vật đó có thật sự tìm được trong vụ đào mộ trong nhà bà Hiền năm 2014 hay không, hay là từ nơi khác? Chúng tôi không đủ căn cứ khẳng định những đồ vật đấy đào được lên ở nhà bà Hiền.
Trước đến giờ bao nhiêu người đi tìm mộ Trạng như mong mỏi và đều không tìm thấy, cả những nhà nghiên cứu, sử học, ngoại cảm… thì tự dưng bỗng rộ lên một câu chuyện như thế này.
Chốt lại, lãnh đạo huyện, cấp ủy và chính quyền địa phương, không tin bất cứ cái gì, trừ khi có đủ căn cứ, đủ cơ sở khoa học. Mà nếu tìm thấy mộ Trạng, thì nói thật lúc đó chính huyện phải đứng ra lo lắng mọi việc. Trạng Trình là niềm tự hào của người dân Vĩnh Bảo. Nếu tìm thấy mộ Trạng thì đúng là quá đỗi sung sướng, vì đây là cơ hội để phát triển toàn diện về mọi mặt khi trên địa bàn huyện lại có thêm di tích nữa, cộng thêm vào di tích đền Trạng ở xã Lý Học là di tích đặc biệt cấp quốc gia. Huyện rất trân trọng điều ấy, nhưng với điều kiện phải đủ cơ sở khoa học. Tôi nghĩ điều này chắc cũng phải mất một thời gian dài nữa.
PV: Trong sự việc này, có cả những trí thức đã tham gia vào việc loan tin về ngôi mộ trong nhà bà Hiền, có một số Đảng viên, cụ thể như trường hợp ông Nguyễn Đình Minh, hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Khuyến (Vĩnh Bảo, Hải Phòng), lãnh đạo huyện có ý kiến như thế nào?
Ông Quyn: Những người đã tham gia tuyên truyền sự việc này, đặc biệt với tư cách Đảng viên, thì không thể chấp nhận được. Vì những điều này anh không thể khẳng định, thì cái tối thiểu là không nên, còn về mặt nguyên tắc là anh không được, điều đó rất rõ ràng.
Những thông tin được đăng tải trên trang web cá nhân của ông Nguyễn Đình Minh
Khi chưa có cơ sở khoa học, khi chưa có căn cứ xác định đúng hay không, anh đã nói theo chiều hướng đó là mộ của Trạng, đó là hoàn toàn sai, tuyên truyền sai, không đúng về mặt nguyên tắc quản lý của Nhà nước, cũng như những quy phạm của Đảng.
Riêng đối với trường hợp ông Nguyễn Đình Minh, thì ông Minh không đủ cơ sở để phán xét, hay kết luận những vấn đề nhạy cảm như thế. Tự ông Minh tung tin, tuyên truyền như thế bằng các bài viết trên trang cá nhân của mình, ông nghĩ rằng trang web cá nhân của mình có thể viết được tùy tiện sao? Nó tạo ra những cái đồn thổi, lan tỏa… Chúng tôi sẽ có phương án xem xét, và báo cáo lên Thành ủy Hải Phòng, nghiêm khắc xử lý.
PV: Xin cảm ơn ông!
Video: Tận thấy "Đại bản doanh" tìm thấy mộ cụ Trạng của "nhà ngoại cảm" Bùi Thị Hiền
XEM CLIP:
Nhóm PV VTC News đã có 1 buổi làm việc với xã Cộng Hiền, ông Đoàn Văn Chung, chủ tịch UBND xã một lần nữa xác nhận rằng mọi việc chỉ là nghe kể lại, chưa ai nhìn thấy, chưa ai biết cái gì cả, cũng không biết việc đào mộ trong nhà bà Hiền là có thật hay không. Ông Chung cho biết, ông đã chỉ đạo xác minh thông tin và tuyên truyền tất cả mọi người trong xã không nghe theo những gì trên mạng đang lan truyền, ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình an ninh trật tự, ổn định tại địa phương.
Cũng thật đáng tiếc là xã Cộng Hiền chưa có một buổi đối thoại trực tiếp, hay bất kỳ biên bản làm việc nào với bà Bùi Thị Hiền ở thôn Hạ Đồng, xung quanh câu chuyện này.
"Nhà ngoại cảm" Bùi Thị Hiền (bên phải), nhân vật trung tâm của câu chuyện
Như vậy, đối với bản thân “nhà ngoại cảm” Bùi Thị Hiền, thì câu chuyện đào mộ năm 2014 đã đủ cơ sở để nhìn nhận sự việc theo 2 hướng rõ ràng.
Thứ nhất, nếu giả sử việc đào thấy mộ trong khu vườn của gia đình hồi năm 2014 là có thật, thì ngôi mộ đó có phải là mộ cổ hay không, các cơ quan chức năng cần vào cuộc xác mình làm rõ mọi việc.
Nếu đúng đó là mộ cổ, thì việc gia đình nhà bà Hiền không thông báo cho cơ quan chức năng mà tự ý di chuyển, cất bốc, đó là hành vi vi phạm khoản 3 điều 37, khoản 4 điều 14 của Luật di sản văn hóa, cơ quan chức năng cần vào cuộc xử lý.
16 ngôi mộ trong khu vườn nhà bà Hiền
Thứ hai, nếu như câu chuyện đào mộ năm 2014 là không có thật, vì chỉ nghe kể, không ai chứng kiến, không có biên bản, các cơ chức năng cũng cần vào cuộc quyết liệt làm rõ động cơ và mục đích của những người này.
VTC News sẽ tiếp tục chuyển tiếp tới quý vị độc giả những thông tin tiếp theo xung quanh câu chuyện này.
Tác giả bài viết: Hải Minh – Minh Khang
Nguồn tin: