Du lịch

Thử thách gian nan khám phá Ma Thiên Lãnh

Nhiều giờ trôi qua, chân tay đau đớn, chúng tôi vượt qua từng hòn đá mới với độ khó tăng dần, như

Tôi từng leo nhiều ngọn núi ở Nhật Bản, Afghanistan, Anh và Canada, nhưng Ma Thiên Lãnh trên núi Bà Đen vô cùng đặc biệt với tôi, và cũng là một trong những ngọn núi khó leo lên nhất.

Tôi bắt đầu cuộc hành trình tại TP.HCM, lái xe một giờ đồng hồ để đến bến xe An Sương. Từ đó tôi tìm xe buýt đến núi Bà Đen ở Tây Ninh, rồi đi taxi tới Ma Thiên Lãnh. Và từ đây, tôi bắt đầu cuộc phiêu lưu.

Sau khi ăn bữa sáng muộn ở quán gà dưới chân núi, tôi đi theo đường rừng khoảng 200 m, sau đó đi tắt vào nhánh rừng bên trái và bắt đầu leo lên tảng đá.

Đây là phần đầu của câu chuyện, khi các thách thức ập đến, ở dưới chân núi, leo hàng trăm hòn đá với chiều cao ít nhất cũng phải gấp đôi tôi, trên lưng là 20 kg đồ cắm trại, thức ăn và nước. Những giây phút khởi đầu rất quan trọng: hoặc giữ một thái độ tích cực, hoặc có nguy cơ rơi vào tuyệt vọng và quay trở lại xuống núi, trước khi trời tối và quá muộn để quay trở lại.

Có nhiều mũi tên màu đỏ vẽ trên đá để hướng dẫn bạn lên núi. Nhưng cả hai lần khi tôi leo lên ngọn núi này, sau khoảng 2 hoặc 3 giờ, tôi đều đến một nơi mà tôi không còn tìm thấy những mũi tên và đã phải đưa ra quyết định: tiếp tục tìm kiếm các mũi tên, lê bước qua lại trên núi, hoặc cứ phán đoán và đi tiếp với hy vọng biết đâu mình sẽ tìm thấy những mũi tên sau đó.

Lần đầu tiên leo Ma Thiên Lãnh, tôi đi với ba người bạn. Màn đêm đến rất sớm và chúng tôi đã phải dựng lều ngủ qua đêm. Chúng tôi đã không chuẩn bị cho việc leo núi qua đêm. Thông tin trên Internet bị sai lệch, và chúng tôi đã không có đủ nước uống để mạo hiểm leo lên hơn nữa, và cũng không đủ ngày nghỉ, phải trở lại với công việc. Vì vậy, chúng tôi đã đi xuống núi, thất bại lần 1 trước Ma Thiên Lãnh.

Đường lên đỉnh Ma Thiên Lãnh rất gian nan.
Lần thứ hai, tôi chỉ có một người bạn đồng hành, cùng với 10 lít nước, lều, và rất nhiều các thực phẩm khô và hoa quả. Chúng tôi đã xác định phải chiến thắng, chinh phục ngọn núi và trở thành người anh hùng trong cuộc hành trình của chính mình.

Một lần nữa không nhìn thấy mũi tên, chúng tôi thấy không chắc về đường đã chọn. Và khi chúng tôi đã tìm thấy, mũi tên lại khiến chúng tôi bối rối hơn, vì những mũi tên chỉ theo hai hướng khác nhau. Vì vậy, chúng tôi quyết định tiến lên, hướng lên phía trên để chiến thắng.

Chúng tôi leo lên và tìm kiếm con đường tốt nhất, tiếp tục nghĩ tích cực bởi đã rời xa những tòa nhà bê tông cứng ngắc của thành phố, và đang được hòa mình với thiên nhiên tươi đẹp. Chúng tôi ngủ trong lều và tiếp tục vào ngày hôm sau.

Nhiều giờ trôi qua, chân tay đau đớn, chúng tôi vượt qua từng hòn đá mới với độ khó tăng dần, như thể đó là một bài toán xếp hình cần tìm lời giải, cách duy nhất là vượt qua. Chưa kể đây là một bài toán cực kỳ nguy hiểm. Chỉ cần sơ sẩy một chút mà bám trượt, kết quả sẽ là bị gãy chân, tay, bị thương, không có ai để cứu chúng tôi, hoặc tệ hơn, rơi xuống và chết.

Mặc dù vậy, một điều kỳ lạ đã xảy ra. Trên đường leo lên, chúng tôi gặp một người đang đi xuống. Ông bảo: “Gan lắm, làm gì ở đây? Xa đường đi lắm rồi”.

Chúng tôi làm quen. Ông bảo tên là Dũng. Ông đã leo lên ngọn núi này mỗi ngày trong hơn 20 năm qua. Ông dẫn chúng tôi trở lại với con đường chính xác. Ông thật tốt bụng.

Đã 56 tuổi nhưng ông trông còn khỏe mạnh hơn nhiều thanh nhiên trẻ mà tôi đã gặp. Ông sống ở đây, gần gũi với thiên nhiên, đi lên núi mỗi ngày để kiếm thảo dược, và quay trở lại thành phố vào buổi tối. Ông hướng dẫn chúng tôi ngắn gọn nhưng đầy xúc tích, điều mà chỉ có thể là một người đàn ông sống với ngọn núi này 20 năm mới biết được, một người thuộc ngọn núi như lòng bàn tay của mình.

Ông dặn phải cẩn thận với rắn đuôi đỏ, vì chúng đều độc. Ông từng bị rắn cắn, cánh tay trở nên trắng bệch và nhiễm trùng. Một số cây cũng chứa nhiều chất độc, cũng phải cẩn thận đề phòng.

Chúng tôi nấu ăn với bếp nhỏ mang theo, ăn một ít trái cây, và tiếp tục lên đường, rồi kiệt sức. Nhưng có một điều buồn cười về mọi hành trình của tôi, lần nào cũng thế, càng gần đạt tới mục tiêu thì cũng là lúc sức lực càng bị rút gần cạn kiệt. Nhưng tôi có tự tin mình sẽ chiến thắng.

Bữa ăn đạm bạc trên đường leo núi.
Vượt qua các bụi cây, chúng tôi gần như lên đến đỉnh nhưng ở đó lại có dây thép gai. Chúng tôi đã phải bò qua dây thép gai, ra đến một tháp truyền hình và một chú chó sủa.

"Ăn tôi luôn đi này chó, tôi quá mệt mỏi không phản kháng được đâu", tôi nói với nó.

Nhưng một người đàn ông đi ra và chỉ cho chúng tôi hướng về nhà. Chúng tôi hỏi cáp treo để xuống núi, nhưng được biết không phải ở hướng này.

Chúng tôi sốc. Sau một hành trình hai ngày leo đá, kiệt sức, chúng tôi vẫn sẽ phải đi bộ xuống núi.

Anh ấy cười. "Chỉ phải đi thêm 2 tiếng đồng hồ nữa thôi, sau đó cáp treo sẽ đưa bạn nửa đường. Chúc may mắn!"

Lời khuyên sau chuyến đi và chia sẻ của chú Dũng

1. Luôn mang theo điện thoại và sạc dự phòng. Tốt nhất mang nhiều SIM của nhiều nhà mạng, phòng trường hợp nguy cấp mà mạng này không gọi được thì còn có mạng khác.

2. Mang theo đồ ăn, nước uống, đặc biệt là nước uống vì nhịn ăn vài ngày vẫn sống được, không có nước thì không thể sống được và cũng không có sức để leo mà thoát khỏi đó.

3. Luôn mặc quần áo dài, phòng côn trùng, động vật cắn, cây độc… Núi Bà Đen có lá cây nàng hai rất độc, động vào là ngứa, thậm chí cháy rát và có thể lên cơn sốt.

4. Chuẩn bị kỹ càng các vật dụng sinh tồn cần thiết như găng tay leo núi (cái này là quan trọng nhất), dao, bật lửa,đèn pin, lều, dụng cụ y tế, thuốc, kem chống muỗi (đi núi Bà Đen mà không mang kem chống muỗi là gặp rắc rối to).

5. Luôn báo cho người thân hoặc bạn bè biết địa điểm hiện tại nếu có thể.

6. Khi trời gần tối, phải nhanh chóng tìm chỗ dựng lều, không cố đi đến điểm cắm trại, vì trời tối trên núi rất nguy hiểm, trượt chân một phát xong.

7. Trước khi bước lên bất cứ mặt phẳng hoặc định bám vào cái gì, đều phải nhìn trước và thử trước xem nó có đủ độ chắc không. Nhiều cành cây nhìn to khỏe nhưng bị mục rỗng bên trong, bám vào là xong chuyện. Cũng nhiều nơi bị lá phủ lên tưởng là đường nhưng lại là cái hố.

8. Nên lượng sức để chọn cung đường phù hợp với mình. Ví dụ như cung Ma Thiên Lãnh ở núi Bà Đen thực sự là không dành cho những "bánh bèo", người có thể lưc yếu và chưa qua luyện tập.

9. Tìm hiểu kỹ về địa hình: có bao nhiêu đường lên xuống, có động vật gì nguy hiểm ở núi để biết cách chuẩn bị…

10. Xin người dân xung quanh số điện thoại của những người bản địa đi núi ở đó, phòng trường hợp bị lạc thì gọi điện cầu cứu. Ai đi núi Bà Đen nên lưu số điện thoại chú Dũng: 0912757129. Chú quen từng hòn đá, cành cây ở núi Bà Đen. Nếu bạn bị lạc, mô tả cho chú là 2 tiếng sau, chú có mặt cứu liền.

Clip chinh phục núi Ma Thiên Lãnh của tôi

Tác giả bài viết: Jesse Peterson

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP