Bộ tộc phụ nữ "hươu cao cổ" có tên là Kayan, sinh sống ở dãy núi Karen Hills hẻo lánh phía đông Myanmar. Những phụ nữ ở đây có tục lệ đeo vòng kim loại ở cổ, tay, chân với quan niệm thể hiện sự cao quý và giàu có của gia đình.
Tục lệ này dường như đang dần biến mất khi cộng đồng này mở cửa đón khách du lịch, kéo theo sự ảnh hưởng của các nền văn hóa phương Tây, theo Channel News Asia.
"Hầu hết thanh niên không đeo vòng nữa bởi ảnh hưởng từ nền văn hóa hiện đại", già làng Mu Lone ở Pan Pet, cho biết.
Ngày nay, các cô gái trong các ngôi làng cảm thấy tự do khi họ tháo "gông xích" là những chiếc vòng. Một số vẫn gắn bó với tục lệ này không phải để lưu giữ truyền thống, mà vì lý do thương mại phục vụ du lịch.
"Những gì chúng ta nhìn thấy chỉ là bên ngoài. Dường như chỉ có thể giữ được tục lệ, chứ không giữ được linh hồn của truyền thống", Pascal Khoo Thwe, chuyên gia của Trung tâm Thương mại Quốc tế nhận định.
Ngày nay, những phụ nữ ở đây không còn thích đeo vòng để làm đẹp nữa. Một số vẫn gắn bó với tục lệ với mục đích thương mại dịch vụ. Ảnh: Channel News Asia.
Từ xa xưa, vòng cổ là mặt hàng thời trang giá trị và thường dành cho những cô con gái cưng trong gia đình. Có nhiều cách giải thích cho tục lệ này. Cư dân ở đây tin rằng đeo vòng để phòng mãnh thú cắn vào cổ, giảm sắc đẹp của phụ nữ. Họ cũng tin rằng, đeo càng nhiều vòng, thì sẽ càng có nhiều đàn ông theo đuổi. Do đó, một người có thể đeo 16 kg vòng trên cổ.Tục lệ này dường như đang dần biến mất khi cộng đồng này mở cửa đón khách du lịch, kéo theo sự ảnh hưởng của các nền văn hóa phương Tây, theo Channel News Asia.
"Hầu hết thanh niên không đeo vòng nữa bởi ảnh hưởng từ nền văn hóa hiện đại", già làng Mu Lone ở Pan Pet, cho biết.
Phụ nữ Kayan đeo rất nhiều vòng kim loại, khiến phần cổ có thể dài tới 40 cm. Ảnh: Channel News Asia.
Pan Pet là một ngôi làng với hơn 1.000 người sinh sống. Những thập kỷ trước, các cuộc xung đột vũ trang đã tách biệt ngôi làng này với thế giới bên ngoài, khiến nơi đây trở thành chốn hẻo lánh nhất của Myanmar. Năm 2012, Pan Pet bắt đầu được mở cửa chào mừng du khách.Ngày nay, các cô gái trong các ngôi làng cảm thấy tự do khi họ tháo "gông xích" là những chiếc vòng. Một số vẫn gắn bó với tục lệ này không phải để lưu giữ truyền thống, mà vì lý do thương mại phục vụ du lịch.
"Những gì chúng ta nhìn thấy chỉ là bên ngoài. Dường như chỉ có thể giữ được tục lệ, chứ không giữ được linh hồn của truyền thống", Pascal Khoo Thwe, chuyên gia của Trung tâm Thương mại Quốc tế nhận định.
Tác giả bài viết: Vân Phạm
Nguồn tin: