Du lịch

Những điểm du lịch gợi ký ức lịch sử đau thương

Nhiều khu tưởng niệm, bảo tàng trên thế giới có thể làm cho du khách cảm nhận sống động một phần lịch sử. Ký ức về sự tàn bạo, những cuộc thảm sát kinh hoàng vẫn còn đọng đâu đó.

Bảo tàng Tuol Sleng (Campuchia): Một bức tranh chân thật về tội ác diệt chủng của Khmer đỏ tại Campuchia. Nhiều thập kỷ đã qua, những vụ thảm sát được đánh giá là tồi tệ nhất thế kỷ 20, khiến hơn 1,7 triệu người chết, vẫn là nỗi ám ảnh nặng nề ở đây.

Làng Oradour-sur-Glane(Pháp): Giữa năm 1944, Đức Quốc xã chiếm đóng một ngôi làng ở Pháp. Tất cả đàn ông bị bắt vào ho thóc, phụ nữ và trẻ em bị dồn vào nhà thờ, trước khi quân đội châm lửa đốt. Những ai còn sống sau vụ hỏa hoạn hoặc thoát được ra ngoài đều bị bắn chết.

Trại tập trung Auschwitz (Ba Lan): Được phát xít Đức dựng nên (năm 1940) để giam giữ tù nhân Ba Lan, Auschwitz là một trong mạng lưới nhà tù lớn của Đức Quốc xã, nơi tù nhân chiến tranh bị bắt ép lao động khổ sai, làm vật thí nghiệm cho các dự án y học vô nhân đạo, hoặc bị giết hàng loạt.

Khoảng 1,1 triệu người, đa số là người Ba Lan, đã bỏ mạng tại Auschwitz.

The Tourist Landmark of the Resistance (Liban): Nơi này còn được gọi là Bảo tàng Kháng chiến Liban. Năm 1982, Israel xâm chiếm miền Nam Liban. Một nhóm kháng chiến tên Hezbollah đã được hình thành để chống lại quân đội Israel. Cuộc chiến kéo dài đến năm 2000, làm hàng nghìn người thiệt mạng.

Đài tưởng niệm động đất Tứ Xuyên (Trung Quốc): Ngày 12/5/2008, một trận động đất mạnh 7,9 độ richter đã làm rung chuyển khu vực miền núi tỉnh Tứ Xuyên, làm 90.000 người (5.300 trẻ em) thiệt mạng. Một khu tưởng niệm đã được dựng lên, ngay phía trước đống đổ nát từng là một trường học.

Nhà tù Karosta (Latvia): Tra tấn và xử tử hình là những hoạt động diễn ra hàng ngày tại nhà tù thuộc quản lý của phát xít Đức vào thế kỷ 20. Ngày nay, Latvia trở thành một bảo tàng, nơi du khách được trải nghiệm nhìn cuộc sống sau song sắt, cả ngày lẫn đêm.

Exclusion Zone (Nga): Chernobyl được công nhận là một trong những thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất lịch sử nhân loại. Năm 1986, một loạt các sự cố liên tiếp đã làm nắp lò phản ứng số 4 phát nổ, khiến mây phóng xạ phát tán vào môi trường. Khoảng 100.000 người đã phải vĩnh viễn rời khỏi nơi này.

Nhiều người chịu đau đớn, bệnh tật suốt đời vì tiếp xúc trực tiếp với chất phóng xạ. Ngày nay, khách du lịch có thể ghé thăm Exclusion Zone, gồm một số khu vực xung quanh lò phản ứng hạt nhân. Pripyat (Ukraine) trở thành một thị trấn ma, nơi con người không thể sinh sống trong 24.000 năm tiếp theo.

Khu tưởng niệm tội ác diệt chủng (Rwanda): Năm 1994, tộc người Hutu (chiếm đa số ở Rwanda), đã triển khai chiến dịch tiêu diệt tộc người thiểu số Tutsi. Khoảng 800.000 người Tutsi bị tàn sát, 250.000 phụ nữ bị cưỡng bức chỉ trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 7. Ngày nay, Khu tưởng niệm tội ác diệt chủng là nơi bảo quản và trưng bày hài cốt của người chết.

Tác giả bài viết: Hải Âu

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP