Nhảy vách đá ở Plazuela Sanchez Taboada từ lâu đã nổi tiếng về độ nguy hiểm, là thử thách cho những chàng trai trẻ qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên từ đầu năm 1960, nó trở thành môn thể thao phổ biến cho du khách tới tham quan.
Mario Gonzales Aguilar khi ấy bày ra trò cá cược với bạn bè bằng cách thực hiện một cú nhảy từ trên vách đá có độ cao 15 m xuống mặt nước có diện tích chỉ khoảng 10 m2, độ sâu 1,5 m, bao quanh bởi nhiều đá ngầm vô cùng nguy hiểm. Sau khi thắng cược, anh đã biến sở thích này trở thành một công việc kiếm sống cho tới năm 60 tuổi.
Mario Gonzales Aguilar khi ấy bày ra trò cá cược với bạn bè bằng cách thực hiện một cú nhảy từ trên vách đá có độ cao 15 m xuống mặt nước có diện tích chỉ khoảng 10 m2, độ sâu 1,5 m, bao quanh bởi nhiều đá ngầm vô cùng nguy hiểm. Sau khi thắng cược, anh đã biến sở thích này trở thành một công việc kiếm sống cho tới năm 60 tuổi.
Du khách đứng xem một thợ lặn nhảy từ vách đá xuống biển. Ảnh: ckamphotography
Plazuela Sanchez Toboada chưa phải là nơi có vách đá nguy hiểm nhất. Nổi tiếng nhất là Acapulo có độ cao 38 m, nơi thường xuyên diễn ra những cuộc thi nhảy vách đá trên thế giới. Tuy nhiên, điều biến Mazatlan trở thành điểm đến tuyệt vời chính là vị trí dành cho người xem.
Du khách có thể xem toàn cảnh biểu diễn ở những vị trí thoải mái nhất. Trong ngày thời tiết xấu, những thợ lặn dày dạn kinh nghiệm sẽ thực hiện bước nhảy. Họ không được trả lương mà hoàn toàn sống dựa vào tiền tip của đám đông.
Một cú nhảy “nghẹt thở”. Ảnh: Veoelmundo
Craig Zabransky, một phóng viên du lịch người Nga kể lại trải nghiệm của mình khi tới Mazatlan. Ông không tin tại sao lại có những người dám mạo hiểm cuộc sống của mình chỉ vì vài đồng peso.
Craig Zabransky đã thỏa thuận với người thợ lặn và đồng ý trả anh ta khoảng 20-50 peso, tương đương với 15-20 USD. Anh ta đồng ý và thậm chí vẫn sẽ nhảy kể cả số tiền có ít hơn.
“Đây là cuộc sống, là sinh kế cho cả gia đình người thợ lặn. Khi họ chuẩn bị nhảy, cảm giác đó với tôi như dài vô tận. Tôi thậm chí rất lo lắng liệu anh ta có thực hiện được cú nhảy an toàn hay không”, ông chia sẻ.
Ông cũng cho hay người thợ lặn phải căn thời gian rất chuẩn, lợi dụng những con sóng để không đập cơ thể vào đá, nhất là khi nước phía dưới quá nông. Khi nhảy, họ còn huýt sáo khiến mọi người cũng cảm nhận được sự phấn khích trong cơ thể khi mạo hiểm chính mạng sống của mình. Dù chỉ diễn ra trong một vài phút ngắn ngủi nhưng màn trình diễn đặc sắc đó để lại ấn tượng mạnh trong lòng Craig.
Cú nhảy trong ánh hoàng hôn. Ảnh: Blaineharrington.
Vào những ngày trong tuần, du khách có thể xem biểu diễn nhảy vách đá từ 9h sáng đến 1h chiều. Riêng với thứ bảy và chủ nhật, những cú nhảy sẽ thực hiện vào lúc hoàng hôn.
Tác giả bài viết: Hải Thu