Ngôi làng Trunyan nằm ở vùng hẻo lánh trên đảo Bali ở Indonesia.
"Một người họ hàng của tôi nằm ở kia", hướng dẫn viên Ketut Blen giải thích và chỉ tay về phía một hộp sọ và bộ quần áo rách nằm bên trong khung tre có lợp lá cọ. "Nhưng tôi cảm thấy bình thường mỗi khi nhìn ông ấy".
Người dân tại ngôi làng Trunyan trên đảo Bali ở Indonesia cho biết họ thường đặt xác người thân qua đời ở ngoài trời dưới tán cây cổ thụ. Nghĩa trang của ngôi làng này nằm trên hồ của một miệng núi lửa với những triền dốc bao quanh và cô lập với bên ngoài, vì vậy người dân phải dùng thuyền để vận chuyển thi hài tới đây.
Thi thể người chết được đặt bên trong khung tre có lợp lá cọ dưới tán cây cổ thụ.
Hướng dẫn viên Ketut Blen cho biết những người Bali Aga sống tại những ngôi làng xa xôi và hẻo lánh ở phía đông băng đảo Bali. Họ là những cư dân lâu đời nhất trên đảo, ít nhất từ năm 991 sau Công nguyên. Giống như phần lớn cư dân trên đảo Bali, người Bali Aga theo đạo Hindu, nhưng một số ngôi làng như Trunyan lại có nghi thức và niềm tin tôn giáo riêng.
Tại Tenganan, ngôi làng người Bali Aga nổi tiếng nhất, phụ nữ đã có chồng sẽ được dệt quần áo làm từ tre và thân cây ma thuật tước nhỏ. Trong khi đó, người ở làng Trunyan sẽ dùng roi mây đánh vào xác của những người qua đời và để xác tự động tan rã trong nắng mưa.
Thực tế, làng Trunyan có hai nghĩa trang, một dành để chôn cất người chết đã kết hôn, cái còn lại họ dành cho người chết trước khi kết hôn hoặc chết vì đuối nước.
Tôn giáo ở làng Trunyan thậm chí còn đa đạng về thuyết vật linh hơn so với đạo Hindu ở những ngôi làng khác trên đảo Bali. Ngôi làng có một ngôi đền thờ lớn với 11 ngôi đền nhỏ, tương ứng với xác chết được “phơi bày” ngoài nghĩa địa.
Tòa cảnh những ngôi đền tại ngôi làng Trunyan.
Số 11 có ý rất quan trọng trong đạo Hindu, nên nghĩa trang ngoài trời luôn chỉ có 11 thi hài được mai táng, nếu một thi thể mới được mang tới trong khi nghĩa trang đã có đủ 11 bộ hài cốt thì dân làng sẽ chuyển bộ hài cốt lâu năm nhất ra khỏi cái lồng và để ở bên ngoài. Tuy nhiên nhiều bộ xương thường biến mất trước khi được chuyển đi, nhiều người cho rằng nó đã bị lũ khỉ mang đi.
Với những bộ hài cốt vương vãi khắp nơi, nghĩa trang tại ngôi làng Trunyan có bầu không khí tĩnh lặng đến kỳ lạ, nhưng điều đặc biệt là nơi đây không hề có mùi xác chết. Các thi thể được che bởi những chiếc ô và cho ăn vận trang phục tề chỉnh, nằm yên tĩnh như đang ngủ.
Xác những người quá cố được che bởi những chiếc ô và cho ăn vận trang phục tề chỉnh.
Thành viên mới nhất của nghĩa trang này là thầy tế của làng Trunyan hay con được gọi là Mangku, qua đời 26 ngày trước, trong khi người họ hàng của hướng dẫn viên Blen đã mất được 3 tháng. Bởi vì người quá cố chỉ được mang đến nghĩa địa và đền thờ vào những ngày tốt lành, một số xác sẽ được quản tại nhà vài ngày hoặc kéo dài vài tuần. Dân làng sử dụng formaldehyde để giữ xác người thân của họ thối rữa trong khi chờ đưa đi an táng.
Ngôi làng sườn đồi Puser nằn gần làng Trunyan, cũng có một nghĩa địa lộ thiên với các thi thể thối rữa chỉ cách thuyền của chúng tôi khoảng 100 mét. Nhưng khi chúng tôi bước chân vào nghĩa địa thì không hề ngửi thấy mùi gì cả. Chúng tôi nhìn thấy một lồng lá cọ có cái hộp sọ với đôi mắt trống rỗng và kèm những miếng thịt chưa tan rã hết, và cảm nhận mùi của những chiếc răng bị sâu.
Có lẽ việc người dân dùng quá nhiều dung dịch formaldehyde nên xác chết không còn mùi hôi nữa. Nghĩa trang có một cây thân rêu cao chót vót trông hao hao như một cây đa cổ thụ và người dân địa phương tin rằng loài cây mà họ gọi bằng cái tên “Taru Menyan” có tác dụng làm mất mùi hôi thối của các xác chết đang thối rữa.
Cây thần được tin là có có tác dụng làm mất mùi hôi thối của các xác chết đang thối rữa.
"Đây là cây thần", Ketut Darmayasa, một người bạn của hướng dẫn viên Blen, giải thích. "Ở nhà, các thi thể bốc mùi hôi thối không thể chịu được, nhưng cây này có thể làm mất mùi khó chịu đó".
Không chỉ có nghi lễ an táng độc đáo và cây thần lạ lùng khiến cho làng Trunyan trở nên huyền bí mà nơi đây còn hấp dẫn với những lễ hội truyền thống. Vào tháng 10 hằng năm, nam thanh niên trong làng thường vận những bộ y phục truyền thống tinh xảo với lá chuối và khua roi mây tưng bừng trong một vũ điệu lạ lùng có tên là Brutuk, cầu mong thần đền hiển linh, ban phép giúp cho dân làng bình yên.
Tác giả bài viết: Huy Phong
Nguồn tin: