Huyện Củ Chi cách trung tâm TP. HCM khoảng 70 km, là lựa chọn phù hợp cho một ngày đi chơi nhóm. Củ Chi có 2 khu di tích địa đạo: Địa đạo Bến Dược (căn cứ Khu ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định) tại ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng và Địa đạo Bến Đình (căn cứ Huyện ủy Củ Chi) tại ấp Bến Đình, xã Nhuận Đức, cách nhau 13 km.
Di chuyển thuận tiện
Xe bus: Bạn đón tuyến số 13 từ Bến Thành đến Chợ Củ Chi và đón tiếp tuyến 79 để tới địa đạo Bến Dược. Còn nếu tới địa đạo Bến Đình, bạn đi tuyến 13, xuống ở bến xe An Sương, đón tuyến 122 tới ngã tư Tân Quy, sau đó đón tuyến 70.
Xe ô tô, xe máy: Đi theo hướng An Sương - Quốc lộ 22 và theo chỉ dẫn đến địa đạo Củ Chi.
Các điểm tham quan, trải nghiệm
Vé vào cửa tham quan là 20.000 đồng với khách trong nước và 80.000 đồng với khách nước ngoài.
Ở mỗi khu địa đạo, du khách đều được hướng dẫn viên đưa đi tham quan, thuyết minh chi tiết về các di tích, điểm tái hiện lịch sử.
Di chuyển thuận tiện
Xe bus: Bạn đón tuyến số 13 từ Bến Thành đến Chợ Củ Chi và đón tiếp tuyến 79 để tới địa đạo Bến Dược. Còn nếu tới địa đạo Bến Đình, bạn đi tuyến 13, xuống ở bến xe An Sương, đón tuyến 122 tới ngã tư Tân Quy, sau đó đón tuyến 70.
Xe ô tô, xe máy: Đi theo hướng An Sương - Quốc lộ 22 và theo chỉ dẫn đến địa đạo Củ Chi.
Các điểm tham quan, trải nghiệm
Vé vào cửa tham quan là 20.000 đồng với khách trong nước và 80.000 đồng với khách nước ngoài.
Ở mỗi khu địa đạo, du khách đều được hướng dẫn viên đưa đi tham quan, thuyết minh chi tiết về các di tích, điểm tái hiện lịch sử.
Trải nghiệm chui địa đạo Củ Chi.
Địa đạo Bến Dược: tham quan thực tế đường hầm với các công trình nằm sâu dưới lòng đất như: Hầm ở và làm việc của các đồng chí lãnh đạo Khu ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định, hầm hội họp, giải phẫu, hầm chữ A chống sụp khi bom pháo nổ gần, hầm chứa lương thực và vũ khí, nắp bí mật, lỗ thông hơi, ổ chiến đấu, giếng nước, bếp Hoàng Cầm, công binh xưởng, nhà may quân trang, nhà cắt dép râu, nhà trưng bày vũ khí tự tạo...
Địa đạo Bến Đình: Ngoài việc tham quan hệ thống đường hầm, nơi ăn ở, sinh hoạt, hội họp của các đồng chí lãnh đạo Huyện ủy Củ Chi, hầm chế tạo vũ khí, nhà trưng bày vũ khí tự tạo…nơi đây còn có hệ thống chiến hào chằng chịt...
Thực tế nghề truyền thống làm bánh tráng Củ Chi, hình ảnh giã gạo, xay gạo bằng cối đá, tráng bánh trên bếp...
Trải nghiệm bắn súng ở Trường bắn thể thao quốc phòng. Bạn có thể chọn cho mình các loại súng thích hợp được sử dụng trong thời kỳ chiến tranh, sau khi được hướng dẫn đầy đủ, bạn thử tài bắn súng với các bia hình con thú.
Bắn súng đạn phun sơn: Đây là trò chơi vận động vừa có tính chất thể thao vừa mang tính quân sự. Ngoài mục đích thư giãn còn giúp người chơi khả năng phán đoán, phối hợp đồng đội, rèn luyện sức khỏe.
Kết thúc chuyến tham quan, du khách sẽ ghé thăm khu vực bán hàng lưu niệm để lựa chọn những mặt hàng lưu niệm chiến tranh được làm từ vỏ đạn như: Đèn dầu, bật lửa, bút bi, dây đeo, hay đôi dép râu làm từ lốp xe cũ và những mặt hàng sơn mài, mỹ nghệ cao cấp, những mặt hàng mây, tre, lá đặc trưng của các làng nghề ở Củ Chi.
Ăn uống
Nếu đi theo đoàn đông và có nhu cầu ăn trưa tại khu di tích, bạn liên hệ đặt trước với nhà hàng Bến Đình hoặc nhà hàng Bến Dược.
Trên đường về lại thành phố, đừng quên ghé quán Nước mía Vườn Cau để thử uống nước mía hương sầu riêng, ăn khoai mì hầm nước cốt dừa. Củ Chi cũng rất nổi tiếng với các món ăn từ bò tơ. Các nhà hàng trên quốc lộ 22 rất đông khách, các món nên thử là bò luộc cuốn rau rừng, bò nướng mọi, cháo bò... Với khoảng 100.000 - 150.000 đồng mỗi người, bạn sẽ có một bữa ăn ngon miệng.
Bò tơ là đặc sản của vùng đất Củ Chi.
Lưu ý
Trải nghiệm tham quan địa đạo, nên mang hành lý gọn nhẹ, mang theo mũ, nón, áo dài tay đề phòng muỗi rừng.
Nếu chạy xe máy, con đường từ khu địa đạo ra quốc lộ 22 có cảnh quan đẹp, hai bên rừng cao khu, một số đoạn có cỏ lau, cỏ hồng... rất hợp để chụp ảnh.
Tác giả bài viết: Má Lúm