Hiệp hội du lịch Nghệ An và các doanh nghiệp vừa tổ chức lễ dâng cặp bánh chưng 7 tạ để tri ân bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong dư luận có ý kiến cho rằng đây là việc làm lãng phí, có tính khoa trương...
Sáng 6/2, ông Lê Minh Thông (Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An) cho hay, việc dâng cặp bánh chưng hôm mùng 6 Tết từ nguồn xã hội hóa, "không dính dáng tới tiền Nhà nước".
"Hiệp hội du lịch tự làm, không xin ý kiến của tỉnh và tỉnh không chỉ đạo việc việc tổ chức lễ này nên không thể nói rằng Nghệ An khoa trương”, ông Thông nói.
Theo ông, sáng hôm diễn ra lễ dâng bánh ông tham gia trong vai trò khách mời và trực tiếp cắt bánh để phát cho mọi người. “Nói việc dâng bánh là lãng phí thì tôi cho rằng không đúng. Vì bánh sau đó được cắt và phát cho nhiều người nghèo và khách du lịch có mặt hôm đó...”, ông Thông nêu quan điểm.
Đề cập tới việc Nghệ An trước Tết là một trong những tỉnh xin Chính phủ hỗ trợ gạo cứu đói, Phó chủ tịch tỉnh Nghệ An cho rằng đây là một khía cạnh khác và không liên quan tới việc dâng cặp bánh chưng 7 tạ. Bởi việc tỉnh Nghệ An xin gạo cứu đói không phải năm đầu tiên và tỉnh duy nhất của cả nước.
Trả lời câu hỏi vì sao chính quyền địa phương không hướng dẫn nhà hảo tâm thay vì bỏ kinh phí tổ chức lễ dâng bánh chưng thì phát quà trực tiếp cho người nghèo sẽ thiết thực hơn, Phó chủ tịch Nghệ An nói "tôi không bình luận thêm về vấn đề này" và cho biết ý kiến trái chiều trên mạng xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng sẽ được tỉnh tập hợp, báo cáo lên cấp có thẩm quyền.
Sáng 6/2, ông Lê Minh Thông (Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An) cho hay, việc dâng cặp bánh chưng hôm mùng 6 Tết từ nguồn xã hội hóa, "không dính dáng tới tiền Nhà nước".
"Hiệp hội du lịch tự làm, không xin ý kiến của tỉnh và tỉnh không chỉ đạo việc việc tổ chức lễ này nên không thể nói rằng Nghệ An khoa trương”, ông Thông nói.
Theo ông, sáng hôm diễn ra lễ dâng bánh ông tham gia trong vai trò khách mời và trực tiếp cắt bánh để phát cho mọi người. “Nói việc dâng bánh là lãng phí thì tôi cho rằng không đúng. Vì bánh sau đó được cắt và phát cho nhiều người nghèo và khách du lịch có mặt hôm đó...”, ông Thông nêu quan điểm.
Đề cập tới việc Nghệ An trước Tết là một trong những tỉnh xin Chính phủ hỗ trợ gạo cứu đói, Phó chủ tịch tỉnh Nghệ An cho rằng đây là một khía cạnh khác và không liên quan tới việc dâng cặp bánh chưng 7 tạ. Bởi việc tỉnh Nghệ An xin gạo cứu đói không phải năm đầu tiên và tỉnh duy nhất của cả nước.
Trả lời câu hỏi vì sao chính quyền địa phương không hướng dẫn nhà hảo tâm thay vì bỏ kinh phí tổ chức lễ dâng bánh chưng thì phát quà trực tiếp cho người nghèo sẽ thiết thực hơn, Phó chủ tịch Nghệ An nói "tôi không bình luận thêm về vấn đề này" và cho biết ý kiến trái chiều trên mạng xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng sẽ được tỉnh tập hợp, báo cáo lên cấp có thẩm quyền.
Ông Nguyễn Đức Hiển, Phó chủ tịch Hiệp hội du lịch tỉnh Nghệ An cho hay, cặp bánh chưng 7 tạ có kinh phí khoảng 20 triệu đồng, do nhiều doanh nghiệp đóng góp; chiếc bánh lớn được ghép lại từ 350 bánh nhỏ đã được nấu chín từ trước.
Đây là năm thứ 5 liên tiếp việc dâng cặp bánh chưng được thực hiện, xuất phát từ ý tưởng của một cá nhân muốn tạo nét văn hóa, gây ấn tượng tới khách du lịch nên đã đề xuất và Hiệp hội đồng ý.
"Việc bỏ ra kinh phí 20 triệu đồng cho cặp bánh chưng chỉ là một phần nhỏ trong hoạt động từ thiện của Hiệp hội, trước Tết chúng tôi đã gói hàng trăm chiếc bánh chưng nhỏ và trao nhiều suất quà tới các hoàn cảnh khó khăn tại địa bàn", ông Hiển nói và chia sẻ Hiệp hội sẵn sàng tiếp thu các góp ý về việc dâng bánh chưng trên cơ sở "vừa bày tỏ lòng thành kính. vừa tạo được nét đẹp trong lòng du khách".
Ông Hiển khẳng định Hiệp hội du lịch tỉnh Nghệ An sẽ nghiên cứu thay đổi cách tổ chức lễ dâng bánh chưng, có thể là chia nhỏ bánh ra hoặc nếu cảm thấy không phù hợp thì không dâng bánh nữa mà chỉ tổ chức thắp hương, trồng cây xanh...
Đây là năm thứ 5 liên tiếp việc dâng cặp bánh chưng được thực hiện, xuất phát từ ý tưởng của một cá nhân muốn tạo nét văn hóa, gây ấn tượng tới khách du lịch nên đã đề xuất và Hiệp hội đồng ý.
"Việc bỏ ra kinh phí 20 triệu đồng cho cặp bánh chưng chỉ là một phần nhỏ trong hoạt động từ thiện của Hiệp hội, trước Tết chúng tôi đã gói hàng trăm chiếc bánh chưng nhỏ và trao nhiều suất quà tới các hoàn cảnh khó khăn tại địa bàn", ông Hiển nói và chia sẻ Hiệp hội sẵn sàng tiếp thu các góp ý về việc dâng bánh chưng trên cơ sở "vừa bày tỏ lòng thành kính. vừa tạo được nét đẹp trong lòng du khách".
Ông Hiển khẳng định Hiệp hội du lịch tỉnh Nghệ An sẽ nghiên cứu thay đổi cách tổ chức lễ dâng bánh chưng, có thể là chia nhỏ bánh ra hoặc nếu cảm thấy không phù hợp thì không dâng bánh nữa mà chỉ tổ chức thắp hương, trồng cây xanh...
Tác giả bài viết: Hải Bình
Nguồn tin: