Nhiếp ảnh gia Tamas Toth đến từ Budapest đã tới thác nước trong hồ Plitvice tại Croatia vào những ngày đông. Trái ngược với vẻ ồn ào ngày hè, thời tiết giá buốt và nhiệt độ giảm sâu khiến dòng thác mất hẳn sự sôi động, trở nên lặng im và đóng thành khối băng lớn như tảng thạch nhũ.
Với tổng diện tích vườn quốc gia lên tới 295 km2, diện tích bề mặt hồ đạt 2 km2, nơi này được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1979 và là một trong những di sản tự nhiên đầu tiên. Hồ nước giáp biên giới với Bosnia và Herzegovina, trong đó, quần thể hồ gồm 16 hồ nước ngăn cách bởi những tầng đá vôi bị xói mòn. Thác nước cao nhất là ngọn thác Veliki Slap.
Sự hình thành của hồ Plitvice được tạo thành bởi sự lắng đọng canxi cacbonat kết tủa trong nước. Quá trình này trái ngược với sự hình thành của dòng nước nóng điển hình. Màu xanh trong hồ được tạo nên bởi sự xuất hiện của những loại khoáng chất và vi sinh vật đa dạng sống tại chân núi Dinaric chạy sâu xuống đáy hồ. Nét đặc trưng khác biệt này tạo ra mảng màu xanh lam, xanh lục đặc biệt của dòng thác đóng băng. Nơi đây hình thành các hang động từ đá vôi từ kỷ Trias, kỷ Jura và kỷ Phấn trắng.
Không khí lạnh khiến dòng thác bị bao bọc bởi dải tuyết dài trắng xóa, xen lẫn những mảng xanh lam đặc biệt, tạo nên khung cảnh hùng vỹ khó diễn tả bằng lời. Đó cũng là lý do khiến hàng triệu du khách tới đây tham quan mỗi năm.
Vườn quốc gia hồ Plitvice thuộc hạt Lika-Senj và hạt Karlovac, miền trung Croatia. Đây là vườn quốc gia lâu đời nhất ở khu vực Đông Nam châu Âu và cũng là vườn quốc gia lớn nhất tại Croatia. Nơi này còn có những khu rừng sồi, thông và rừng hỗn giao. Tại đây là nơi cư trú cho một số lượng lớn các loài động vật thuộc họ nhà gấu, chó sói và chim.
Với tổng diện tích vườn quốc gia lên tới 295 km2, diện tích bề mặt hồ đạt 2 km2, nơi này được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1979 và là một trong những di sản tự nhiên đầu tiên. Hồ nước giáp biên giới với Bosnia và Herzegovina, trong đó, quần thể hồ gồm 16 hồ nước ngăn cách bởi những tầng đá vôi bị xói mòn. Thác nước cao nhất là ngọn thác Veliki Slap.
Sự hình thành của hồ Plitvice được tạo thành bởi sự lắng đọng canxi cacbonat kết tủa trong nước. Quá trình này trái ngược với sự hình thành của dòng nước nóng điển hình. Màu xanh trong hồ được tạo nên bởi sự xuất hiện của những loại khoáng chất và vi sinh vật đa dạng sống tại chân núi Dinaric chạy sâu xuống đáy hồ. Nét đặc trưng khác biệt này tạo ra mảng màu xanh lam, xanh lục đặc biệt của dòng thác đóng băng. Nơi đây hình thành các hang động từ đá vôi từ kỷ Trias, kỷ Jura và kỷ Phấn trắng.
Không khí lạnh khiến dòng thác bị bao bọc bởi dải tuyết dài trắng xóa, xen lẫn những mảng xanh lam đặc biệt, tạo nên khung cảnh hùng vỹ khó diễn tả bằng lời. Đó cũng là lý do khiến hàng triệu du khách tới đây tham quan mỗi năm.
Vườn quốc gia hồ Plitvice thuộc hạt Lika-Senj và hạt Karlovac, miền trung Croatia. Đây là vườn quốc gia lâu đời nhất ở khu vực Đông Nam châu Âu và cũng là vườn quốc gia lớn nhất tại Croatia. Nơi này còn có những khu rừng sồi, thông và rừng hỗn giao. Tại đây là nơi cư trú cho một số lượng lớn các loài động vật thuộc họ nhà gấu, chó sói và chim.
Ngắm thêm vẻ đẹp hùng vỹ của thác nước đóng băng:
Tác giả bài viết: Huy Hoàng (Theo BP, WK)
Nguồn tin: