Được xây dựng vào thời nhà Tần, từ thế kỷ 5 trước Công nguyên cho đến thế kỷ 16, bức tường thành dài nổi tiếng của Trung Quốc - Vạn Lý Trường Thành - là một công trình có thể coi là lớn nhất của loài người từng tạo ra.
Các mục đích khác của Vạn Lý Trường Thành bao gồm kiểm soát biên giới, cho phép áp đặt thuế đối với hàng hóa vận chuyển theo con đường tơ lụa, quy định hoặc khuyến khích thương mại và kiểm soát xuất nhập cảnh...
Hơn nữa, đặc điểm phòng thủ của Vạn Lý Trường Thành đã được tăng cường bằng việc xây dựng các tháp canh, doanh trại quân đội, trạm đóng quân, báo hiệu có giặc thông qua các phương tiện khói hoặc lửa, và thực tế là con đường của Vạn Lý Trường Thành cũng phục vụ như là một hành lang giao thông vận tải.
Công trình có chiều dài khoảng 8.850km. Chiều cao trung bình tường thành là 7m so với mặt đất, mặt trên của trường thành rộng trung bình 5-6 m. Việc xây dựng Vạn Lý Trường Thành kéo dài hơn 2 ngàn năm.
Các mục đích khác của Vạn Lý Trường Thành bao gồm kiểm soát biên giới, cho phép áp đặt thuế đối với hàng hóa vận chuyển theo con đường tơ lụa, quy định hoặc khuyến khích thương mại và kiểm soát xuất nhập cảnh...
Hơn nữa, đặc điểm phòng thủ của Vạn Lý Trường Thành đã được tăng cường bằng việc xây dựng các tháp canh, doanh trại quân đội, trạm đóng quân, báo hiệu có giặc thông qua các phương tiện khói hoặc lửa, và thực tế là con đường của Vạn Lý Trường Thành cũng phục vụ như là một hành lang giao thông vận tải.
Công trình có chiều dài khoảng 8.850km. Chiều cao trung bình tường thành là 7m so với mặt đất, mặt trên của trường thành rộng trung bình 5-6 m. Việc xây dựng Vạn Lý Trường Thành kéo dài hơn 2 ngàn năm.
Rất đông du khách tham quan Trường Thành thu nhỏ
Giờ đây, du khách có thể thăm một đoạn Vạn Lý Trường Thành thu nhỏ dài khoảng 2 km được xây dựng trên sườn đồi khu du lịch hồ Kim Long ở tỉnh Tứ Xuyên vào năm 2001 (Trung Quốc) thay vì phải mất nhiều thời gian và tiền bạc, vượt hàng ngàn km tới Bắc Kinh thăm Vạn Lý Trường Thành thật.
Du khách khám phá một đoạn Trường Thành thu nhỏ tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Tác giả bài viết: V.Lộc-C.Bính