Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh diễn ra từ ngày 8-10/2 (tức từ ngày 12-14 tháng Giêng hàng năm) là lễ hội truyền thống của huyện Ba Vì, tưởng nhớ công đức của Thánh Tản Viên, vị thánh đứng đầu trong “Tứ bất tử” theo quan niệm dân gian của người Việt.
Đây là lễ hội còn giữ nhiều nét văn hóa truyền thống, thu hút đông đảo nhân dân và khách thập phương đến tham quan, chiêm bái.
Lễ hội gồm nhiều hoạt động: tế Thánh từ đền Hạ lên đền Trung; dâng hương các di tích đền Thượng, đền Trung, đền Hạ; tổ chức các trò chơi dân gian, giao lưu các môn thể thao, giao lưu văn nghệ của nhân dân địa phương trong vùng.
Ông Bạch Công Tiến, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Ba Vì cho biết do những yếu tố khách quan, trong thời gian khá dài, lễ hội Tản Viên Sơn đã bị thất truyền, các nghi lễ cổ truyền bị mai một.
Những năm gần đây, huyện Ba Vì đã tổ chức khai hội nhằm khôi phục và đưa lễ hội Tản Viên Sơn Thánh thành lễ hội vùng, có tầm ảnh hưởng trong cả nước.
Năm 2014, Ủy ban Nhân dân huyện Ba Vì phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội trình thành phố phê duyệt chủ trương xây dựng đề án bảo tồn và phát huy không gian lễ hội Tản Viên Sơn Thánh.
Cụm di tích đền Thượng, đền Trung, đền Hạ là một trong số trên 100 di tích thờ Thánh Tản Viên tại Ba Vì. Đền Thượng nằm ở trên đỉnh núi Ba Vì, đền Hạ nằm ở chân núi Ba Vì ven bờ sông Đà.
Trong những năm gần đây, huyện Ba Vì thực hiện tu bổ cụm di tích đền Hạ, đền Trung, đền Thượng, với tổng mức đầu tư 136 tỷ đồng từ ngân sách và xã hội hóa. Đến nay cụm di tích đã hoàn thành các hạng mục chính.
Huyện Ba Vì tổ chức lễ hội Tản Viên Sơn Thánh đồng thời với lễ khai trương du lịch Ba Vì nhằm phát triển loại hình du lịch tâm linh cùng với du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Ba Vì có 15 đơn vị kinh doanh du lịch với các sản phẩm chủ yếu: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, văn hóa tâm linh, du lịch nông nghiệp, du lịch hội thảo... Trong đó, sản phẩm du lịch sinh thái và du lịch nghỉ dưỡng hoạt động hiệu quả nhất, thu hút nhiều lao động địa phương tham gia.
Năm nay, Ba Vì phấn đấu đón từ 2,6-2,7 triệu lượt khách, doanh thu du lịch đạt từ 270-280 tỷ đồng.
Huyện phối hợp với Sở Du lịch Hà Nội hoàn thiện quy hoạch phát triển khu vực Ba Vì-Suối Hai thành khu du lịch quốc gia đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; thực hiện đề án du lịch cộng đồng tại ba xã Vân Hòa, Ba Trại, Ba Vì.
Địa phương cũng kêu gọi đầu tư phát triển các dự án lớn về du lịch ở khu vực sườn Tây núi Ba Vì, khu du lịch hồ Suối Hai, khu nước khoáng nóng Thuần Mỹ.
Đây là lễ hội còn giữ nhiều nét văn hóa truyền thống, thu hút đông đảo nhân dân và khách thập phương đến tham quan, chiêm bái.
Lễ hội gồm nhiều hoạt động: tế Thánh từ đền Hạ lên đền Trung; dâng hương các di tích đền Thượng, đền Trung, đền Hạ; tổ chức các trò chơi dân gian, giao lưu các môn thể thao, giao lưu văn nghệ của nhân dân địa phương trong vùng.
Ông Bạch Công Tiến, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Ba Vì cho biết do những yếu tố khách quan, trong thời gian khá dài, lễ hội Tản Viên Sơn đã bị thất truyền, các nghi lễ cổ truyền bị mai một.
Những năm gần đây, huyện Ba Vì đã tổ chức khai hội nhằm khôi phục và đưa lễ hội Tản Viên Sơn Thánh thành lễ hội vùng, có tầm ảnh hưởng trong cả nước.
Năm 2014, Ủy ban Nhân dân huyện Ba Vì phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội trình thành phố phê duyệt chủ trương xây dựng đề án bảo tồn và phát huy không gian lễ hội Tản Viên Sơn Thánh.
Cụm di tích đền Thượng, đền Trung, đền Hạ là một trong số trên 100 di tích thờ Thánh Tản Viên tại Ba Vì. Đền Thượng nằm ở trên đỉnh núi Ba Vì, đền Hạ nằm ở chân núi Ba Vì ven bờ sông Đà.
Trong những năm gần đây, huyện Ba Vì thực hiện tu bổ cụm di tích đền Hạ, đền Trung, đền Thượng, với tổng mức đầu tư 136 tỷ đồng từ ngân sách và xã hội hóa. Đến nay cụm di tích đã hoàn thành các hạng mục chính.
Huyện Ba Vì tổ chức lễ hội Tản Viên Sơn Thánh đồng thời với lễ khai trương du lịch Ba Vì nhằm phát triển loại hình du lịch tâm linh cùng với du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Ba Vì có 15 đơn vị kinh doanh du lịch với các sản phẩm chủ yếu: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, văn hóa tâm linh, du lịch nông nghiệp, du lịch hội thảo... Trong đó, sản phẩm du lịch sinh thái và du lịch nghỉ dưỡng hoạt động hiệu quả nhất, thu hút nhiều lao động địa phương tham gia.
Năm nay, Ba Vì phấn đấu đón từ 2,6-2,7 triệu lượt khách, doanh thu du lịch đạt từ 270-280 tỷ đồng.
Huyện phối hợp với Sở Du lịch Hà Nội hoàn thiện quy hoạch phát triển khu vực Ba Vì-Suối Hai thành khu du lịch quốc gia đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; thực hiện đề án du lịch cộng đồng tại ba xã Vân Hòa, Ba Trại, Ba Vì.
Địa phương cũng kêu gọi đầu tư phát triển các dự án lớn về du lịch ở khu vực sườn Tây núi Ba Vì, khu du lịch hồ Suối Hai, khu nước khoáng nóng Thuần Mỹ.
Tác giả bài viết: Đinh Thị Thuận
Nguồn tin: