Nhà ống đã trở thành kiểu kiến trúc đặc trưng đối với người dân Việt Nam. Những căn nhà có mặt tiền nhỏ hẹp nhưng rất sâu và thường cao từ 4 đến 5 tầng. Đây không phải khung cảnh du khách nước ngoài dễ thấy tại bất cứ đất nước nào trên thế giới.
Steven, chủ nhân trang blog The Hungary Suitcase, bật mí rằng những ngôi nhà cao tầng siêu mỏng tại Sài Gòn là một trong những điều khiến anh thích thú. Theo anh, chúng có tỷ lệ tương ứng với cơ thể con người. Zeke, một người bạn của Steven, đùa rằng anh ấy sẽ ôm lấy những căn nhà này nếu chúng có tay chân.
Chia sẻ trên Financial Times, Peter Fieldman, bất cứ du khách nào cũng có thể dễ dàng bắt gặp những tòa nhà siêu mỏng san sát bên hai bên đường khi đến Việt Nam. Những ngôi nhà vừa khít khoảng trống hẹp và vươn lên khỏi các công trình truyền thống. Tại khu vực nội thành, nhà cao tầng nhấp nhô bên những con phố nhỏ.
Peter cho rằng những ngôi nhà có diện tích khiêm tốn không phải chỉ Việt Nam mới có. Tại nhiều nơi trên thế giới, người dân đã quen sống trong những không gian nhỏ hẹp. Mỹ dù có nhiều đất nhưng không ít người dân chọn sống trong nhà di động. Tại Tây Ban Nha, Pháp hay Italy, người dân rất chuộng những ngôi làng có biệt thự nhỏ để dùng trong dịp nghỉ lễ. Tại London, Paris hay Amsterdam, nhà nổi cũng rất phổ biến.
Với Perter, người ta cần nhiều khéo léo và sáng tạo để xây nhà ở trên những khoảng đất hẹp, thể hiện ngay trong một căn nhà lọt thỏm giữa phố cổ Hà Nội - nơi có thể dùng làm một phòng trưng bày nghệ thuật nằm trong một không gian mà chiều rộng chưa đầy 2 m.
Steven, chủ nhân trang blog The Hungary Suitcase, bật mí rằng những ngôi nhà cao tầng siêu mỏng tại Sài Gòn là một trong những điều khiến anh thích thú. Theo anh, chúng có tỷ lệ tương ứng với cơ thể con người. Zeke, một người bạn của Steven, đùa rằng anh ấy sẽ ôm lấy những căn nhà này nếu chúng có tay chân.
Nhà ống tại Sài Gòn. Ảnh: The Hungary Suitcase.
Maeve Nolan, đến từ Scotland, từng có thời gian sống tại Hà Nội. Nolan không chỉ bị cuốn hút bởi ẩm thực, con người hay khung cảnh đẹp từ những vùng nông thôn, cô còn đặc biệt yêu thích những ngôi nhà siêu mỏng của thành phố này. Một căn nhà hình ống của người Việt thường có từ 4 đến 5 tầng, một gia đình nhiều thế hệ sẽ chung sống tại đây, tầng dưới cùng thường dùng để kinh doanh.Chia sẻ trên Financial Times, Peter Fieldman, bất cứ du khách nào cũng có thể dễ dàng bắt gặp những tòa nhà siêu mỏng san sát bên hai bên đường khi đến Việt Nam. Những ngôi nhà vừa khít khoảng trống hẹp và vươn lên khỏi các công trình truyền thống. Tại khu vực nội thành, nhà cao tầng nhấp nhô bên những con phố nhỏ.
Một dãy nhà ống đặc trưng của Hà Nội. Ảnh: Travelvice.
Mặc dù số lượng phương tiện giao thông của người Việt không nhỏ, song Peter không thấy nhiều hầm và gara để xe, thay vào đó là vô số cửa hiệu hay các khu chợ. Điều này khiến các tòa nhà vốn không có đủ chiều ngang, phải vươn lên cao hơn. Nhiều tòa nhà đứng trơ trọi bên lề đường, hai bên hông toàn một màu bê tông xám xịt và hoàn toàn không có cửa sổ - phòng trường hợp những ngôi nhà liền kề có thể mọc lên trong tương lai.Peter cho rằng những ngôi nhà có diện tích khiêm tốn không phải chỉ Việt Nam mới có. Tại nhiều nơi trên thế giới, người dân đã quen sống trong những không gian nhỏ hẹp. Mỹ dù có nhiều đất nhưng không ít người dân chọn sống trong nhà di động. Tại Tây Ban Nha, Pháp hay Italy, người dân rất chuộng những ngôi làng có biệt thự nhỏ để dùng trong dịp nghỉ lễ. Tại London, Paris hay Amsterdam, nhà nổi cũng rất phổ biến.
Với Perter, người ta cần nhiều khéo léo và sáng tạo để xây nhà ở trên những khoảng đất hẹp, thể hiện ngay trong một căn nhà lọt thỏm giữa phố cổ Hà Nội - nơi có thể dùng làm một phòng trưng bày nghệ thuật nằm trong một không gian mà chiều rộng chưa đầy 2 m.
Tác giả bài viết: Đức Anh
Nguồn tin: