►Vụ học sinh chém thầy giáo: Kỷ luật nghiêm minh đối với học sinh
►Nam sinh chém thầy giáo có bị xử lý hình sự?
►Vụ học sinh chém thầy giáo: Chữ 'Thầy - Trò' đang trở lên méo mó
►Bị mời phụ huynh, học sinh vác dao chém thầy giáo
Những vụ bạo lực học đường liên tiếp xảy ra khiến nhiều người thảng thốt học sinh ngày càng hung hãn hơn, cái ác đang đang lấn át mầm thiện (?). Đặc biệt, khi những vụ trò đánh thầy xảy ra, người ta càng thêm hoang mang đâu là chuẩn mực, cái ác ở đâu mà ra?
Người xưa có câu “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Thầy đánh trò, câu chuyện được xem là bình thường khi học sinh hư thì phải răn dạy. Tuy nhiên, có không ít trường hợp, thầy cô giáo đã “quá tay” khi trò mắc lỗi. Cách hành xử đó khiến trẻ không tâm phục, khẩu phục và hằn sâu vào tâm trí trẻ.
Học trò thời phong kiến tuy rất sợ thầy đồ nhưng cái sợ đó là thể hiện “tôn sư trọng đạo”. Khi xã hội càng phát triển, không ít người thầy đã lợi dụng truyền thống đó để tạo uy quyền đối với học sinh.
Từ đó, người học cảm thấy không được tôn trọng khi nhân quyền bị xâm phạm. Phải chăng chính cách hành xử ưa roi vọt của một bộ phận giáo viên đã vô tình hình thành nhân cách lệch lạc cho trẻ?
►Nam sinh chém thầy giáo có bị xử lý hình sự?
►Vụ học sinh chém thầy giáo: Chữ 'Thầy - Trò' đang trở lên méo mó
►Bị mời phụ huynh, học sinh vác dao chém thầy giáo
Những vụ bạo lực học đường liên tiếp xảy ra khiến nhiều người thảng thốt học sinh ngày càng hung hãn hơn, cái ác đang đang lấn át mầm thiện (?). Đặc biệt, khi những vụ trò đánh thầy xảy ra, người ta càng thêm hoang mang đâu là chuẩn mực, cái ác ở đâu mà ra?
Người xưa có câu “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Thầy đánh trò, câu chuyện được xem là bình thường khi học sinh hư thì phải răn dạy. Tuy nhiên, có không ít trường hợp, thầy cô giáo đã “quá tay” khi trò mắc lỗi. Cách hành xử đó khiến trẻ không tâm phục, khẩu phục và hằn sâu vào tâm trí trẻ.
Học trò thời phong kiến tuy rất sợ thầy đồ nhưng cái sợ đó là thể hiện “tôn sư trọng đạo”. Khi xã hội càng phát triển, không ít người thầy đã lợi dụng truyền thống đó để tạo uy quyền đối với học sinh.
Từ đó, người học cảm thấy không được tôn trọng khi nhân quyền bị xâm phạm. Phải chăng chính cách hành xử ưa roi vọt của một bộ phận giáo viên đã vô tình hình thành nhân cách lệch lạc cho trẻ?
Trường THCS Thị trấn Thanh Chương nơi xảy ra sự việc học sinh chém thầy giáo trọng thương.
Lý giải về việc trò đánh thầy, có học sinh cá biệt từng chia sẻ: “Mình biết hành động của mình hôm ấy là sai. Nhưng nếu như thầy không là người “ra tay” trước, có lẽ mình cũng không quá nổi nóng như vậy.
Thực ra, mình không ghét các nhà giáo đánh học trò. Đôi lúc, cảm thấy bản thân còn nghịch ngợm, đến gia đình còn phát cáu thì thầy giáo cũng chỉ là người dưng, làm sao có thể kiềm chế nóng giận?... Ngày còn bé, chúng ta vẫn lớn dần lên bởi roi vọt và những lời dạy dỗ của mẹ đấy thôi?”.
Lời “thú tội” của cậu học trò cũng chính là lý do để các thầy cô cần nhìn lại mình. Nhưng dẫu sao, việc thầy đánh trò vẫn được nhiều người cảm thông. Thầy giáo hành xử đúng - sai, học sinh có thể “kêu oan” lên ban giám hiệu nhà trường. Tuy nhiên, việc trò đánh thầy thì dù có biện minh như thế nào cũng khó chấp nhận được.
Chuyện cậu học sinh lớp 8 ở Thanh Chương, Nghệ An vác dao chém trọng thương thầy ngay tại phòng làm việc khiến dư luận “dậy sóng”. Trên thực tế đã có không ít vụ trò đánh thầy xảy ra tại nhiều địa phương. Xét về mặt pháp luật và đạo lý, những học sinh hành hung thầy đều vi phạm. Vì đâu lại có nghịch cảnh này?
Các chuyên gia tâm lý mổ xẻ, nguyên nhân là do giáo dục của gia đình và nhà trường chưa có hiệu quả. Những điều mong muốn tốt đẹp của bố mẹ, thầy cô chưa đến được các em. Những giá trị yêu thương, tôn trọng, khoan dung, đoàn kết cũng như những kỹ năng sống không có. Hễ xung đột là chỉ có một cách ứng xử là bạo lực.
Bạo lực học đường phản ánh nhà trường không chỉ thể hiện công tác giáo dục của trường đó thiếu hiệu quả mà cả công tác quản lý chưa được chuyên nghiệp, nhiều lỗ hổng.
Qua nhiều vụ việc bạo lực học đường, dư luận xã hội đang lên án nhà trường chỉ chú ý “dạy chữ”, không chú ý “dạy người”. Thế nên, mối liên hệ giữa nhà trường- gia đình vô cùng quan trọng, giúp hình thành nhân cách trẻ.
Trong mỗi con người đều có một phần nào đó góc tối của cái ác. Những “hạt giống” của cái thiện cũng như cái ác chỉ cần gặp được “mảnh đất” và những điều kiện thích hợp là có thể nảy mầm và phát triển. Nó có thể nằm ở đâu đó trong vô thức con người, đến khi có điều kiện, như các nhà tội phạm học đã phân tích thì nó sẽ được chuyển từ ý thức sang hành động. Đừng để “cái ác” được nhân rộng từ môi trường giáo dục.
Tác giả bài viết: Diệp Chi
Nguồn tin: Báo Người Đưa Tin
Nguồn tin: Báo Người Đưa Tin