Du khách câu cá ở rừng dừa nước Bảy Mẫu - Ảnh: L.TRUNG
Từ phố cổ Hội An, men theo dọc bờ sông Hoài hơn 3km về phía đông nam, du khách sẽ đến được khu rừng dừa nước Bảy Mẫu hơn chục hecta nằm trong hệ thống sinh thái ngập mặn khu vực Cửa Đại.
Và để có một chuyến tham quan rừng dừa thật thú vị, du khách chỉ cần leo lên những chiếc thúng chai được trang bị đầy đủ các phương tiện cứu hộ.
Hòa với thiên nhiên trên... thúng
Khi chúng tôi đến thôn Thanh Tam Đông, anh Lê Văn Phương - người chuyên làm dịch vụ bơi thúng chai đưa khách tham quan khu rừng dừa Bảy Mẫu - đang cùng người thân trong gia đình tất bật đem những chiếc áo phao, phao cứu sinh bỏ vào thúng, chuẩn bị đón đoàn khách đầu tiên trong ngày đi khám phá rừng dừa Bảy Mẫu.
Tuy mực nước ở rừng dừa cạn (chỉ hơn 1m) nhưng các thúng đều phải trang bị áo phao, phao cứu sinh để đảm bảo an toàn cho du khách.
Chị Oh Ye Seul (29 tuổi, du khách Hàn Quốc) cùng nhóm bạn của mình đến Hội An du lịch và lần đầu thử dịch vụ bơi thúng chai của người dân tại đây cho biết: “Ngồi trên thúng len lỏi vào những tán dừa nước, chúng tôi thích thú lắm. Cảm giác như về với thiên nhiên, không khí nơi đây rất trong lành, dịu mát”.
Theo ông Lê Đình Bảy (thôn Thanh Tam Đông), dịch vụ bơi thúng chở khách tham quan rừng dừa xuất hiện ở Cẩm Thanh vài năm trở lại đây. Do nhu cầu của khách tăng, nhiều hộ dân đã bỏ hẳn nghề biển chuyển sang dịch vụ thuyền thúng, sống dựa vào rừng dừa kiếm kế sinh nhai.
“Bình thường lượng khách đổ về đây khoảng 500 khách/ngày nhưng đến mùa cao điểm hơn 1.000 khách/ngày. Mỗi lượt chở khách chúng tôi có thể kiếm được từ 50.000-100.000 đồng. Công việc nhẹ nhàng mà có thu nhập hơn nghề biển” - ông Bảy nói.
Thả câu, tập làm đầu bếp
Trên mỗi chiếc thúng thường có 2-3 cần câu để du khách thỏa thích câu. Du khách muốn câu con cáy phải bơi vào những gốc dừa nước rậm rạp, dùng mồi câu bằng thịt, tôm và phải nhẫn nại ngồi câu.
Nhiều du khách khá thích thú khi vừa ngồi trên thúng vừa được người chèo thúng ở đây làm những món quà lưu niệm bằng lá dừa nước. Bàn tay khéo léo của họ làm ra những chiếc nhẫn, vòng đeo cổ, bông hồng hay những chiếc mũ bằng lá dừa.
Theo anh Phương, những người bơi thúng chở khách ở đây ai cũng biết làm những thứ ấy để tặng khách làm kỷ niệm.
“Có như vậy khách mới thích thú nhớ mãi, lần sau quay trở lại dùng dịch vụ của mình”- anh Phương cười nói.
Đặc biệt, quanh khu vực rừng dừa Bảy Mẫu có hệ thống nhà hàng rất phong phú và một dịch vụ khá thú vị là dạy khách nấu ăn.
Sau khi ngồi thúng khám phá rừng dừa, du khách sẽ được dịp tự tay nấu những món ăn nhờ sự hướng dẫn của các đầu bếp ở các nhà hàng, rồi thoải mái dùng những món ăn do chính tay mình nấu tại chỗ.
Và để có một chuyến tham quan rừng dừa thật thú vị, du khách chỉ cần leo lên những chiếc thúng chai được trang bị đầy đủ các phương tiện cứu hộ.
Hòa với thiên nhiên trên... thúng
Khi chúng tôi đến thôn Thanh Tam Đông, anh Lê Văn Phương - người chuyên làm dịch vụ bơi thúng chai đưa khách tham quan khu rừng dừa Bảy Mẫu - đang cùng người thân trong gia đình tất bật đem những chiếc áo phao, phao cứu sinh bỏ vào thúng, chuẩn bị đón đoàn khách đầu tiên trong ngày đi khám phá rừng dừa Bảy Mẫu.
Tuy mực nước ở rừng dừa cạn (chỉ hơn 1m) nhưng các thúng đều phải trang bị áo phao, phao cứu sinh để đảm bảo an toàn cho du khách.
Chị Oh Ye Seul (29 tuổi, du khách Hàn Quốc) cùng nhóm bạn của mình đến Hội An du lịch và lần đầu thử dịch vụ bơi thúng chai của người dân tại đây cho biết: “Ngồi trên thúng len lỏi vào những tán dừa nước, chúng tôi thích thú lắm. Cảm giác như về với thiên nhiên, không khí nơi đây rất trong lành, dịu mát”.
Theo ông Lê Đình Bảy (thôn Thanh Tam Đông), dịch vụ bơi thúng chở khách tham quan rừng dừa xuất hiện ở Cẩm Thanh vài năm trở lại đây. Do nhu cầu của khách tăng, nhiều hộ dân đã bỏ hẳn nghề biển chuyển sang dịch vụ thuyền thúng, sống dựa vào rừng dừa kiếm kế sinh nhai.
“Bình thường lượng khách đổ về đây khoảng 500 khách/ngày nhưng đến mùa cao điểm hơn 1.000 khách/ngày. Mỗi lượt chở khách chúng tôi có thể kiếm được từ 50.000-100.000 đồng. Công việc nhẹ nhàng mà có thu nhập hơn nghề biển” - ông Bảy nói.
Thả câu, tập làm đầu bếp
Trên mỗi chiếc thúng thường có 2-3 cần câu để du khách thỏa thích câu. Du khách muốn câu con cáy phải bơi vào những gốc dừa nước rậm rạp, dùng mồi câu bằng thịt, tôm và phải nhẫn nại ngồi câu.
Nhiều du khách khá thích thú khi vừa ngồi trên thúng vừa được người chèo thúng ở đây làm những món quà lưu niệm bằng lá dừa nước. Bàn tay khéo léo của họ làm ra những chiếc nhẫn, vòng đeo cổ, bông hồng hay những chiếc mũ bằng lá dừa.
Theo anh Phương, những người bơi thúng chở khách ở đây ai cũng biết làm những thứ ấy để tặng khách làm kỷ niệm.
“Có như vậy khách mới thích thú nhớ mãi, lần sau quay trở lại dùng dịch vụ của mình”- anh Phương cười nói.
Đặc biệt, quanh khu vực rừng dừa Bảy Mẫu có hệ thống nhà hàng rất phong phú và một dịch vụ khá thú vị là dạy khách nấu ăn.
Sau khi ngồi thúng khám phá rừng dừa, du khách sẽ được dịp tự tay nấu những món ăn nhờ sự hướng dẫn của các đầu bếp ở các nhà hàng, rồi thoải mái dùng những món ăn do chính tay mình nấu tại chỗ.
Hấp dẫn nhờ sản phẩm độc đáo Ông Nguyễn Hai - phó giám đốc Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch Quảng Nam - nhận định việc bơi thúng chở khách tham quan rừng dừa Bảy Mẫy là loại hình du lịch mới và rất tiềm năng, do có nét độc đáo riêng. Theo ông Hai, tại miền Tây, du khách cũng có cơ hội tham quan sông nước nhưng bằng ghe thuyền chứ không phải thúng. Trong khi tại Hội An, ngoài việc đi bằng thúng chai, du khách còn có thể tham gia nhiều hoạt động khác như tung chài đánh cá, câu cá, biểu diễn hò khoan đối đáp trên sông nước. “Bơi thúng len lỏi trong rừng dừa nghe kể chuyện lịch sử vùng đất nơi này, du khách sẽ rất thích thú, nhớ mãi” - ông Hai nói. |
Tác giả bài viết: Lê Trung
Nguồn tin: