Bản Lác, Bản Văn, bản Pom Cọong Xóm Ải... đều là những bản là du lịch nổi tiếng ở Hòa Bình. Đây là những bản làng gắn với văn hóa truyền thống đặc sắc của người dân vùng núi cao Tây Bắc Hòa Bình.
Các bản văn hóa du lịch này chủ yếu nằm ở huyện Mai Châu và Tân Lạc, cái nôi của người Mường cổ Hòa Bình và người Thái. Các bản làng xưa kia là không gian văn hóa của bà con dân tộc, ngày nay được quy hoạch để phát triển du lịch cộng đồng, phục vụ du khách.
Bản Văn nằm cách thị trấn Mai Châu (Hòa Bình) hơn 1km, đây là bản du lịch vẫn còn giữ nguyên những nét truyền thống khi nằm tách biệt thị trấn ồn ào náo nhiệt. Bản hiện có khoảng 50 căn nhà sàn phục vụ du lịch dạng Homestay, các nhà có dịch vụ nghỉ dưỡng ở bản đều đánh số thứ tự.
Trước kia, người dân trong bản chủ yếu sống bằng nghề nông. Từ khi quy hoạch phát triển bản thành nơi du lịch cộng đồng, người dân chuyển dần sang làm dịch vụ du lịch. Thu nhập từ du lịch hàng năm cũng giúp bàn con nhân dân trong bản phát triển kinh tế, đặc biệt là có cơ hội giao lưu với bên ngoài nhiều hơn trước kia.
Nhiều phụ nữ ở bản Văn vẫn còn giữ nghề thêu, dệt vải truyền thống. Họ thường xuyên làm nghề ngay dưới nhà sàn của gia đình. Nghề này cũng cho nhiều phụ nữ có thu nhập cao hơn trước vì ngày càng có nhiều du khách thích và sử dụng vải thổ cẩm dệt theo phương pháp thủ công.
So với bản Văn, Bản Lác nằm cách xa thị trấn Mai Châu hơn 2km nhưng lại nhộn nhịp và tấp nập hơn nhiều. Đây là bản du lịch được đưa vào khai thác du lịch có thâm niên ở Mai Châu, Hòa Bình nên từ lâu đã có tiếng trong lòng nhiều du khách.
Bản Lác có hơn 50 hộ dân sinh sống, hầu hết các gia đình tại đây đều mở dịch vụ phục vụ du lịch như nghỉ dưỡng, buôn bán hàng lưu niệm, hàng ăn... Đến bản Lác du khách như lạc vào khu phố buôn bán sầm uất với hai bên đường làng là những ngôi nhà sàn liền kề, những quầy hàng rực rỡ màu sắc...
Người dân ở bản Lác hầu hết đã chuyển từ làm nông nghiệp cho thu nhập thấp sang làm dịch vụ du lịch. Đến đây, du khách không lo thiếu nơi ăn chốn ở bởi dịch vụ homestay tại đây rất phát triển và phục vụ chuyên nghiệp. Mỗi nhà sàn có sức chứa từ 30 - 50 người với giá nghỉ hấp dẫn, chỉ từ 50.000 đồng/người/ngày.
Bản Lác đông khách nhất là vào dịp cuối tuần. Không chỉ du khách nước ngoài, du khách ở Hà Nội mà nhiều bạn trẻ đang là sinh viên ở các trường cũng tìm đến bản Lác để được trải nghiệm cuộc sống của bà con vùng cao.
Các quầy cho thuê váy, áo ở bản Lác rất phát triển để phục vụ cho nhu cầu của khách du lịch. Bình thường, mỗi bộ quần áo dân tộc cho thuê với giá rất rẻ chỉ từ 10 - 20.000 đồng/bộ, du khách có thể thoải mái tung tăng dạo quanh bản, hóa thành chàng trai, cô gái bản để chụp ảnh lưu niệm.
Cơm lam, thịt lợn, thịt trâu khô gác bếp là những món ăn đặc sản ở bản Lác được bày bán ở nhiều nơi. Du khách có thể mua thưởng thức tại chỗ hay đem về làm quà cho người thân. Giá bán các món đặc sản tại đây cũng không quá đắt, vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi.
Bản Mường Ải (xóm Ải, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc) là bản du lịch cộng đồng đậm chất Mường. Đây là một trong những cái nôi của người Mường Hòa Bình. Năm 2008, xóm Ải được Bộ VH -TT&DL công nhận là làng truyền thống tiêu biểu của dân tộc ít người và là xóm đại diện dân tộc Mường xây dựng 20 làng truyền thống của cả nước.
Đến Mường Ải, du khách được sinh hoạt văn hóa cùng với người dân nơi đây: cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc, cùng vui chơi ca hát... Dù đưa vào khai thác du lịch cộng đồng sau nhưng Mường Ải lại để lại sự lưu luyến với nhiều du khách bởi nét văn hóa truyền thống vẫn còn giữ nguyên vẹn tại đây. Từ nết nhà xưa cho đến những món ăn, tập tục độc đáo của người dân xứ Mường làm say lòng du khách.
Khoảng chục hộ gia đình làm dịch vụ du lịch Homestay tại Mường Ải, tuy nhiên do có sự tư vấn cũng như giúp đỡ của các cao niên, các nhà văn hóa nên Mường Ải đang phát triển du lịch đúng với con đường giữ nguyên bản sắc văn hóa của người Mường cổ. Ngoài nghỉ ngơi ở nhà sàn người Mường, du khách còn được thưởng thức cán món ăn cổ của người Mường nơi đây.
Nét đẹp của các cô gái Mường bên cầu thang nhà sàn.
Tại các bản văn hóa du lịch ở Hòa Bình đều có nhà văn hóa. Đây là nơi sinh hoạt cộng đồng của người dân. Mỗi khi có đông du khách, các hoạt động văn hóa văn nghệ cũng được tổ chức tại đây để cho du khách hiểu hơn về văn hóa và con người bản địa.
Các bản văn hóa du lịch này chủ yếu nằm ở huyện Mai Châu và Tân Lạc, cái nôi của người Mường cổ Hòa Bình và người Thái. Các bản làng xưa kia là không gian văn hóa của bà con dân tộc, ngày nay được quy hoạch để phát triển du lịch cộng đồng, phục vụ du khách.
Bản Văn nằm cách thị trấn Mai Châu (Hòa Bình) hơn 1km, đây là bản du lịch vẫn còn giữ nguyên những nét truyền thống khi nằm tách biệt thị trấn ồn ào náo nhiệt. Bản hiện có khoảng 50 căn nhà sàn phục vụ du lịch dạng Homestay, các nhà có dịch vụ nghỉ dưỡng ở bản đều đánh số thứ tự.
Trước kia, người dân trong bản chủ yếu sống bằng nghề nông. Từ khi quy hoạch phát triển bản thành nơi du lịch cộng đồng, người dân chuyển dần sang làm dịch vụ du lịch. Thu nhập từ du lịch hàng năm cũng giúp bàn con nhân dân trong bản phát triển kinh tế, đặc biệt là có cơ hội giao lưu với bên ngoài nhiều hơn trước kia.
Nhiều phụ nữ ở bản Văn vẫn còn giữ nghề thêu, dệt vải truyền thống. Họ thường xuyên làm nghề ngay dưới nhà sàn của gia đình. Nghề này cũng cho nhiều phụ nữ có thu nhập cao hơn trước vì ngày càng có nhiều du khách thích và sử dụng vải thổ cẩm dệt theo phương pháp thủ công.
So với bản Văn, Bản Lác nằm cách xa thị trấn Mai Châu hơn 2km nhưng lại nhộn nhịp và tấp nập hơn nhiều. Đây là bản du lịch được đưa vào khai thác du lịch có thâm niên ở Mai Châu, Hòa Bình nên từ lâu đã có tiếng trong lòng nhiều du khách.
Bản Lác có hơn 50 hộ dân sinh sống, hầu hết các gia đình tại đây đều mở dịch vụ phục vụ du lịch như nghỉ dưỡng, buôn bán hàng lưu niệm, hàng ăn... Đến bản Lác du khách như lạc vào khu phố buôn bán sầm uất với hai bên đường làng là những ngôi nhà sàn liền kề, những quầy hàng rực rỡ màu sắc...
Người dân ở bản Lác hầu hết đã chuyển từ làm nông nghiệp cho thu nhập thấp sang làm dịch vụ du lịch. Đến đây, du khách không lo thiếu nơi ăn chốn ở bởi dịch vụ homestay tại đây rất phát triển và phục vụ chuyên nghiệp. Mỗi nhà sàn có sức chứa từ 30 - 50 người với giá nghỉ hấp dẫn, chỉ từ 50.000 đồng/người/ngày.
Bản Lác đông khách nhất là vào dịp cuối tuần. Không chỉ du khách nước ngoài, du khách ở Hà Nội mà nhiều bạn trẻ đang là sinh viên ở các trường cũng tìm đến bản Lác để được trải nghiệm cuộc sống của bà con vùng cao.
Các quầy cho thuê váy, áo ở bản Lác rất phát triển để phục vụ cho nhu cầu của khách du lịch. Bình thường, mỗi bộ quần áo dân tộc cho thuê với giá rất rẻ chỉ từ 10 - 20.000 đồng/bộ, du khách có thể thoải mái tung tăng dạo quanh bản, hóa thành chàng trai, cô gái bản để chụp ảnh lưu niệm.
Cơm lam, thịt lợn, thịt trâu khô gác bếp là những món ăn đặc sản ở bản Lác được bày bán ở nhiều nơi. Du khách có thể mua thưởng thức tại chỗ hay đem về làm quà cho người thân. Giá bán các món đặc sản tại đây cũng không quá đắt, vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi.
Bản Mường Ải (xóm Ải, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc) là bản du lịch cộng đồng đậm chất Mường. Đây là một trong những cái nôi của người Mường Hòa Bình. Năm 2008, xóm Ải được Bộ VH -TT&DL công nhận là làng truyền thống tiêu biểu của dân tộc ít người và là xóm đại diện dân tộc Mường xây dựng 20 làng truyền thống của cả nước.
Đến Mường Ải, du khách được sinh hoạt văn hóa cùng với người dân nơi đây: cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc, cùng vui chơi ca hát... Dù đưa vào khai thác du lịch cộng đồng sau nhưng Mường Ải lại để lại sự lưu luyến với nhiều du khách bởi nét văn hóa truyền thống vẫn còn giữ nguyên vẹn tại đây. Từ nết nhà xưa cho đến những món ăn, tập tục độc đáo của người dân xứ Mường làm say lòng du khách.
Khoảng chục hộ gia đình làm dịch vụ du lịch Homestay tại Mường Ải, tuy nhiên do có sự tư vấn cũng như giúp đỡ của các cao niên, các nhà văn hóa nên Mường Ải đang phát triển du lịch đúng với con đường giữ nguyên bản sắc văn hóa của người Mường cổ. Ngoài nghỉ ngơi ở nhà sàn người Mường, du khách còn được thưởng thức cán món ăn cổ của người Mường nơi đây.
Nét đẹp của các cô gái Mường bên cầu thang nhà sàn.
Tại các bản văn hóa du lịch ở Hòa Bình đều có nhà văn hóa. Đây là nơi sinh hoạt cộng đồng của người dân. Mỗi khi có đông du khách, các hoạt động văn hóa văn nghệ cũng được tổ chức tại đây để cho du khách hiểu hơn về văn hóa và con người bản địa.
Tác giả bài viết: Thái Bá
Nguồn tin: