Xã Thanh An, huyện Thanh Chương, có khoảng 180 hộ trồng chè với tổng diện tích 420 ha. Trong đó có nhiều đồi chè được bao bọc bởi đập Cầu Cau nước trong xanh. Thấy phong cảnh đẹp, người dân từ khắp nơi đã rủ nhau tới chụp ảnh.
Để tới được đảo chè, khách mất 10-15 phút ngồi thuyền máy. Giá vé lên thuyền là 30.000 đồng/người cho cả đi và về. Hiện có hơn 10 thuyền do người dân kinh doanh đưa đón khách.
Ông Nguyễn Cảnh Nam, Chủ tịch xã Thanh An cho hay, đập Cầu Cau bao bọc khoảng 80 ha chè. Điểm có cảnh sắc đẹp nhất, được du khách dừng chân thưởng ngoạn, là một đảo chè rộng gần 5 ha do 3 hộ dân quản lý. "Ngày nghỉ cuối tuần và Tết Dương lịch vừa qua rất đông người tới tham quan. Ngày đông nhất ước khoảng 300-400 người không chỉ ở Nghệ An mà nhiều tỉnh thành", ông Nam cho hay.
Khi thuyền cập đảo, du khách có thể thoải mái chiêm ngưỡng vườn chè xanh ngắt, được đánh luống hình vòng cung.
Anh Nguyễn Văn Tú (43 tuổi, trú tại Hà Nội) đang công tác tại thành phố Vinh cho hay lần đầu tiên đặt chân tới đây, quang cảnh rất đẹp. Ấn tượng nhất là đồi chè được bao bọc bởi hồ nước thơ mộng.
Rất nhiều đôi uyên ương tìm tới đảo chè chụp ảnh cưới.
Cô dâu - chú rể được thoải mái tạo dáng trên những con thuyền nan để lưu lại kỷ niệm tại đồi chè.
Để có những luống chè phẳng đều, búp lên mơn mởn thì chủ hộ phải thuê công nhân đều đặn gần hai tháng sẽ cắt tỉa một lượt.
Anh Nguyễn Cảnh Chương, chủ một đồi chè, cho hay trung bình một ha chè của gia đình nếu thu nhập cao nhất thì được 15-20 triệu đồng/năm, trừ chi phí. Hiện tại gia đình cho khách tới tham quan, thu lợi nhuận bằng việc mỗi chủ thuyền đóng 500.000 đồng/tháng cho một chủ vườn chè.
Theo Chủ tịch xã Thanh An, lượng khách tìm tới đảo chè được dự báo ngày một đông hơn. Chính quyền xã đang kiến nghị cấp trên về công tác quản lý du lịch vì hiện nay mang tính tự phát nên "lúng túng".
Để tới được đảo chè, khách mất 10-15 phút ngồi thuyền máy. Giá vé lên thuyền là 30.000 đồng/người cho cả đi và về. Hiện có hơn 10 thuyền do người dân kinh doanh đưa đón khách.
Ông Nguyễn Cảnh Nam, Chủ tịch xã Thanh An cho hay, đập Cầu Cau bao bọc khoảng 80 ha chè. Điểm có cảnh sắc đẹp nhất, được du khách dừng chân thưởng ngoạn, là một đảo chè rộng gần 5 ha do 3 hộ dân quản lý. "Ngày nghỉ cuối tuần và Tết Dương lịch vừa qua rất đông người tới tham quan. Ngày đông nhất ước khoảng 300-400 người không chỉ ở Nghệ An mà nhiều tỉnh thành", ông Nam cho hay.
Khi thuyền cập đảo, du khách có thể thoải mái chiêm ngưỡng vườn chè xanh ngắt, được đánh luống hình vòng cung.
Anh Nguyễn Văn Tú (43 tuổi, trú tại Hà Nội) đang công tác tại thành phố Vinh cho hay lần đầu tiên đặt chân tới đây, quang cảnh rất đẹp. Ấn tượng nhất là đồi chè được bao bọc bởi hồ nước thơ mộng.
Rất nhiều đôi uyên ương tìm tới đảo chè chụp ảnh cưới.
Cô dâu - chú rể được thoải mái tạo dáng trên những con thuyền nan để lưu lại kỷ niệm tại đồi chè.
Để có những luống chè phẳng đều, búp lên mơn mởn thì chủ hộ phải thuê công nhân đều đặn gần hai tháng sẽ cắt tỉa một lượt.
Anh Nguyễn Cảnh Chương, chủ một đồi chè, cho hay trung bình một ha chè của gia đình nếu thu nhập cao nhất thì được 15-20 triệu đồng/năm, trừ chi phí. Hiện tại gia đình cho khách tới tham quan, thu lợi nhuận bằng việc mỗi chủ thuyền đóng 500.000 đồng/tháng cho một chủ vườn chè.
Theo Chủ tịch xã Thanh An, lượng khách tìm tới đảo chè được dự báo ngày một đông hơn. Chính quyền xã đang kiến nghị cấp trên về công tác quản lý du lịch vì hiện nay mang tính tự phát nên "lúng túng".
Tác giả bài viết: Hải Bình
Nguồn tin: