Du lịch

Đặc sản Cô Tô níu chân du khách

Du lịch đảo Cô Tô, du khách không chỉ thả mình vào khung cảnh thiên nhiên hoang sơ tuyệt đẹp mà còn được thưởng thức những món ăn đậm đà hương vị biển.

Ở Cô Tô nổi tiếng với nhiều món ốc lạ như: ốc móng tay, ốc mỡ, ốc gai…. Đặc biệt là thưởng thức món Ốc móng tay hay còn gọi là ốc mã đao, ốc ngón tay là một động vật thân mềm (nhuyễn thể) có 2 mảnh vỏ thuộc họ ốc sống ở vùng bãi biển trên đảo Cô Tô.

Đây là một loài có giá trị cao, là một loại thực phẩm bổ dưỡng, theo y học cổ truyền thì ốc có vị mặn, tính mát, được dùng trị bứu nước (thủy anh), bứu khí (khí anh), đờm loãng. ốc vị cay, tính hàn, không độc, lợi thủy, tiêu đàm, trị cục bứu, đái ra sỏi, bạch đới và nóng ngoài da… thịt của ốc móng tay có vị ngọt và chắc vì có nhiều khoáng chất như sắt, canxi lại có vị ngọt ngon, bùi và dai nên được dùng làm nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn ngon.

Nộm sứa, còn gọi là gỏi sứa, là món nộm sử dụng nguyên liệu chính là sứa đã được sơ chế, chần qua nước sôi, trộn chua ngọt với các loại rau, thịt động vật và gia vị. Nộm sứa Cô Tô ăn giòn, mát và có mùi vị không giống bất kỳ thứ hải sản nào khác, lại rất tốt cho đường ruột.

Sứa Cô Tô ăn giòn, mát và có mùi vị không giống bất kỳ thứ hải sản nào khác. Mỗi năm, mùa sứa chỉ kéo dài nhiều nhất 20 ngày. từ tháng 2 tới cuối tháng 4 dương lịch. Nếu có dịp đến du lịch Cô Tô vào mùa sứa, du khách đừng quên khám phá món ẩm thực đặc biệt này.

Hương vị đặc trưng của sản phẩm mực khô và mực một nắng Cô Tô từ lâu đã nổi tiếng nhờ nguồn nguyên liệu tươi tốt tại vùng biển có điều kiện tự nhiên thuận lợi, lại được chế biến tại chỗ theo phương pháp riêng với bàn tay khéo léo, lành nghề của người địa phương tất cả tạo nên một hương vị đặc trưng cho sản phẩm mực khô và mực một nắng Cô Tô.

Mực Cô Tô có thân thẳng, mình dày. Sau khi nướng lên, từng thớ thịt xé ra dẻo, dai, khi ăn có thể cảm nhận được vị ngọt thuần khiết của đạm, không mang vị chát như mực ở một số vùng khác. Vì thế, ai đến Cô Tô cũng đều mong muốn mang ít mực nơi đây về làm quà cho gia đình hoặc mời bè bạn.

Tu Hài hay còn gọi là Ốc vòi voi sinh sản dưới cát vào mùa xuân, sinh trưởng nhanh trong điều kiện môi trường tự nhiên hay môi trường nuôi tốt. Trong tự nhiên, loài ốc này sống ở vùng biển mặn, nước sạch. Ở Việt Nam, trước đó ốc vòi voi chỉ có trong môi trường tự nhiên, là một đặc sản quý hiếm của Đảo Cô Tô. Hiện nay, nó đã được nuôi thành thương phẩm và ngành nuôi ốc vòi voi đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngư dân.

Tại Việt Nam, vòi voi hay được dùng theo kiểu wasabi, nướng hoặc nấu cháo. Một số nhà hàng còn có món vòi voi xốt X.O có mùi thơm rất lạ và quyến rũ. Hầu hết ốc vòi voi khổng lồ có mặt ở nhà hàng tại Việt Nam được nuôi ở vùng ven biển

Bào ngư thuộc loại hải sản quý của vùng biển Cô Tô, là một trong tám món ăn tuyệt phẩm gọi là “bát trân” thường xuất hiện trong các bữa ăn vương giả. Thịt bào ngư không những ngon mà còn mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng và được nhiều người ưa thích.

Bào ngư thường được chế biến thành nhiều món như: nấu soup, hầm,xào, nấu cháo hoặc kết hợp với các nguyên liệu khác như: bào ngư hầm nấm đông cô, bào ngư bông cải sốt dầu hào, bào ngư hầm nấm và thịt nạc heo, bào ngư hầm cháo bồ câu

Trong nhiều nền ẩm thực, cầu gai là một loại hải sản ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, đem lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Thông thường, cầu gai được chế biến thành món ăn chủ yếu theo 3 cách ăn sống, nướng và nấu cháo.

Vỏ của cầu gai có hình cầu và có nhiều gai, do đó mà có tên gọi cầu gai. Chúng có đường kính từ 3–10 cm, có thể đạt đường kính từ 8 đến 10 cm, dày khoảng 3 đến 4 phân. Gai nhọn mọc khắp vỏ bên ngoài, nếu bị đâm thì vùng da sẽ nhức, tuy nhiên không gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Cái tên nghe lạ tai, “kỳ cục” này thực chất là một đặc sản quen thuộc của người dân đảo Cô Tô. Cù kỳ trông rất giống cua, điểm khác nhau cơ bản là cù kỳ có chiếc càng “khủng” hơn nhưng phần thân lại mảnh mai hơn. Độ ngọt đậm đà tuy không bằng cua nhưng so sánh với ghẹ thì thịt cù kỳ “ăn đứt”. Và một ưu điểm nữa là giá cù kỳ rẻ nhất trong 3 loại hải sản bổ dưỡng này.

Cù kỳ thường được dân đi biển ngoài đánh bắt mang về, tuy thịt không ngon ngọt như thịt cua nhưng ngon hơn ghẹ, giá cả lại rẻ hơn cua nên rất được ưa chuộng. Cù kỳ cũng được chế biến theo nhiều cách khác nhau như nấu bún, hấp, rang me, nướng than hồng.

Tác giả bài viết: Hiền Hòa

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP