Chuyến đi 6 ngày một mình đến Thành Đô - Cửu Trại Câu - Lạc Sơn đã thay đổi nhiều định kiến về Trung Quốc của Trần Thanh Huyền (Hà Nội) sau khi cô được trực tiếp mắt thấy, tai nghe và nếm trải. Dưới đây là chia sẻ của Huyền:
Đi Cửu Trại Câu tốn ít nhất 15 triệu đồng
Nhiều người nghĩ đến Trung Quốc, nếu mình không biết nói tiếng nước họ thì sẽ thiệt, bị tính giá gấp 2-3 ngày thường,.... Tuy nhiên, mình đi Trung Quốc từ thứ 6 đến thứ 4 tuần sau, mất 6 triệu đồng cho ăn uống, đi lại, quà...(chưa kể vé máy bay).
Để chi phí thấp, mình chọn nhà nghỉ tập thể (dorm) giá bình dân có khoảng 150.000 đồng. Đồ ăn cũng khá rẻ, giá từ 15.000 đồng. Giá đi xe bus là 3.000 đồng một lượt, taxi chạy 5 km mất 30.000 đồng, thậm chí là 18.000 đồng. Nếu không phải mình tham lam thử hết các loại đồ ăn ở phố Cẩm Lý, lỡ mua vé đi Thành Đô 2 lần thì số tiền còn ít hơn.
Đi Cửu Trại Câu tốn ít nhất 15 triệu đồng
Nhiều người nghĩ đến Trung Quốc, nếu mình không biết nói tiếng nước họ thì sẽ thiệt, bị tính giá gấp 2-3 ngày thường,.... Tuy nhiên, mình đi Trung Quốc từ thứ 6 đến thứ 4 tuần sau, mất 6 triệu đồng cho ăn uống, đi lại, quà...(chưa kể vé máy bay).
Để chi phí thấp, mình chọn nhà nghỉ tập thể (dorm) giá bình dân có khoảng 150.000 đồng. Đồ ăn cũng khá rẻ, giá từ 15.000 đồng. Giá đi xe bus là 3.000 đồng một lượt, taxi chạy 5 km mất 30.000 đồng, thậm chí là 18.000 đồng. Nếu không phải mình tham lam thử hết các loại đồ ăn ở phố Cẩm Lý, lỡ mua vé đi Thành Đô 2 lần thì số tiền còn ít hơn.
Tổng chi phí chuyến đi Cửu Trại Câu của Huyền là 12 triệu đồng. Ảnh: Huyền Chen.
Nhà vệ sinh ở Trung Quốc thật sự kinh khủng
Khách sạn, nhà hàng lớn đều có xí bệt và lúc nào cũng sạch sẽ, sáng bóng.
Các nhà vệ sinh công cộng ở Cửu Trại Câu dùng công nghệ mới, không cần xả nước và rất sạch. Họ bọc túi nilon vào trong bồn cầu, bạn đứng lên là túi tự động cuộn xuống, mang theo chất thải, nhờ đó giảm mùi, tiết kiệm nước, tránh nguy cơ nhiễm bệnh từ nhà vệ sinh.
Ngay cả nhà vệ sinh nơi xe khách hay đỗ cũng tạm ổn, giá 3.000 đồng một lần.
Trung Quốc không dành cho người không biết tiếng Trung
Câu này mới đầu là đúng, vì khi đến đây, mình toàn phải nói tiếng Trung (chính xác là tiếng Tàu bồi bập bẹ), và tài xế taxi, người già đều không biết tiếng Anh. Nhưng trẻ con và những người trẻ nói tiếng Anh khá tốt. Mình gặp một bé học sinh tiểu học hỏi đường bằng tiếng Anh và được đáp lại hoàn hảo đến độ mình ngơ ngác một hồi.
Các nơi mình đến, biển tên đường, chỉ dẫn đường, thuyết minh trong khu du lịch, thông báo trên xe bus, metro đều có song ngữ Trung - Anh. Khách sạn cho dân du lịch đều có người bản xứ nói tiếng Anh rất giỏi. Nhờ đó mình đi vẫn rất thuận tiện.
Nạn chèo kéo du khách và lừa đảo ở mọi nơi
Mấy ngày ở Tứ Xuyên không ngày nào mình không tiếp xúc với người Trung Quốc làm trong ngành dịch vụ, chăm sóc khách hàng, bán hàng nhưng tuyệt nhiên không thấy dấu hiệu gì lừa đảo hay chèo kéo du khách.
Dịch vụ bên này rất tốt và họ thật sự coi khách hàng là thượng đế. Bằng chứng là mình chỉ chụp ảnh, hết cửa hàng này đến cửa hàng nọ mà họ chẳng phàn nàn một câu. Mình chỉ hỏi đường chứ không mua cũng không bị lườm nguýt. Mình bị lạc đường khi tìm nhà nghỉ thì anh chủ nhà còn đi ra đón. Xe ôm cũng thỏa thuận giá đàng hoàng rồi mới đi, và họ còn sẵn sàng cho mượn điện thoại để mình gọi. Các bến xe khách cũng không có chuyện cò mồi tràn lan, bạn phải mua vé mới được đi. Gần mấy quán ăn, không có ai chặn xe dẫn khách mà tất cả đều từ tốn. Đâu đâu cũng bán đúng giá.
Huyền đi hồi tháng 9 nên cây lá ở đây vẫn xanh mà chưa chuyển màu vàng đỏ. Ảnh: Huyền Chen.
Người Trung Quốc thô lỗ và cư xử vô cùng tệ
Mình từng nghe rất nhiều chuyện không hay về người Trung Quốc đi du lịch. Bản thân mình cũng đã gặp chuyện rắc rối với họ ở Angkor, Campuchia. Tuy nhiên khi đến Trung Quốc, mình thấy họ hành xử cũng bình thường như người Việt. Cũng có người khạc nhổ nhưng mình chỉ gặp duy nhất một lần, xong họ còn xin lỗi.
Ở Cửu Trại Câu khách rất đông nhưng không có cảnh chen lấn để lên hàng trước, ai cũng xếp hàng và nhường nhịn nhau. Có thể do dịch vụ họ tốt nên xe bus lúc nào cũng đủ.
Người tham gia giao thông có ý thức tuân thủ luật lệ. Người đi bộ đi đúng phần vạch trắng, người đi xe đạp điện sang đường đúng làn, xe ôtô phóng vừa phải.
Ô nhiễm môi trường, dân cư đông đúc
Tứ Xuyên là một tỉnh miền núi Trung Quốc, không đông đúc, xô bồ như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thâm Quyến... Thành Đô - thủ phủ của Tứ Xuyên, nơi mình đến không đông dân chút nào, Cửu Trại Câu thì đông hơn. Thành phố Lạc Sơn lại càng yên ắng, các cổ trấn còn ít người hơn, kể cả phố đi bộ dành cho du khách. Nói chung nơi này ít người, đường rộng thênh thang.
Không khí ở Thành Đô rất trong lành, đường phố sạch sẽ, không một cọng rác, công viên xanh khắp nơi. Đường trồng nhiều cây to và đẹp, cùng một loại. Có rất nhiều cây phong được trồng và hứa hẹn 2 tháng nữa sẽ vàng và đỏ khiến cả thành phố như khoác màu áo mới.
Ở đây, người dân đi xe đạp điện là chủ yếu, sau là đi bộ. Các phương tiện công cộng có bus, metro nên thành phố ít tiếng ồn.
Huyền ấn tượng với phố xá sạch sẽ mà quá đông đúc ở Tứ Xuyên. Ảnh: Huyền Chen.
Tứ Xuyên chỉ có lẩu với gấu trúc thôi
Trong đầu những người như bố mẹ mình, Tứ Xuyên gắn liền với cái danh là đất ăn cay kinh hoàng, món lẩu mà ai đến cũng ăn (trừ mình) và những con gấu trúc đang được bảo vệ. Còn trong đầu những người trẻ, họ chỉ thấy Tứ Xuyên là một vùng đất phía Tây Trung Quốc, có người Tạng và một khu tiên cảnh là Cửu Trại Câu.
Sau khi tìm hiểu và trải nghiệm, mình thấy Tứ Xuyên rất thú vị. Nơi đây có những ngọn núi cao đến 5.000 m, mây phủ trắng xóa, cùng cánh đồng hoa oải hương tím ngắt mộng mơ. Tứ Xuyên cũng có vô vàn khu thắng cảnh khác ngoài Cửu Trại Câu như Hoàng Long, Biển Trúc Nam Hải, Lạc Sơn, Nga Mi Sơn...
Tứ Xuyên có bề dày văn hóa không thua kém Bắc Kinh, Thượng Hải, Đông Kinh... Tại đây có rất nhiều cổ trấn như Hoàng Long Khê, Thượng Lý, Liêu Dương... Ngay Thành Đô cũng là một cổ thành với nhiều đường phố, nhà cửa, hàng quán, di tích từ thời Thanh, Minh mà vẫn đẹp nguyên đến bây giờ.
Tứ Xuyên cũng là một vùng đất Phật vì có một bức tượng Phật bằng đá kỷ lục tạc vào vách núi và được biết đến trên toàn thế giới (Lạc Sơn Đại Phật).
Tác giả bài viết: Huyền Chen
Nguồn tin: