Cuộc sống

Chuyện ly kỳ về những em bé chào đời từ tinh trùng người cha đã chết

Y học thế giới đã từng ghi nhận những câu chuyện đầy hy hữu, trong đó có cả ở Việt Nam

Năm 1995, người đàn ông có tên Bruce Vernoff (ở Los Angeles) đã không may qua đời vì sử dụng thuốc quá liều, khi đó Bruce mới chỉ 35 tuổi. Với sự giúp đỡ của bác sĩ Rothman, bà Gaby Vernoff, vợ của ông Bruce đã quyết định sử dụng công nghệ sinh sản tiến tiến để chết xuất từ thi thể Bruce 5 lọ tinh trùng và lưu trữ trong ngân hàng tinh trùng.

4 năm sau, bà Gaby hạ sinh bé Brandalynn nhờ tinh trùng được lấy 30 giờ sau cái chết của người chồng. Khi đó là vào năm 1999, thế giới chính thức ghi nhận ca sinh nở thành công đầu tiên từ tinh trùng người chết.

Từ đó đến nay, việc sử dụng tinh trùng của người quá cố để sinh con vẫn còn là một chủ đề gây tranh cãi. Nhiều người bảo thủ cho rằng hành động này “không vì lợi ích của đứa trẻ” và tinh trùng được lấy từ cơ thể một người đã chết có thể sẽ không đảm bảo chất lượng để cho chào đời một em bé khoẻ mạnh, không tổn hại về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên có rất nhiều ý kiến khác lại bày tỏ sự ngưỡng mộ với tình yêu và tình mẫu tử tuyệt vời của người mẹ.

Đến nay, y học thế giới cũng đã ghi nhận thêm nhiều em bé chào đời từ tinh trùng người cha đã chết.

Bé sơ sinh Nam Úc chào đời từ tinh trùng người cha đã chết 2 ngày trước

Câu chuyện về tình yêu vĩnh cửu và sự dũng cảm của một bà mẹ Nam Úc đang khiến cho hơn 11 nghìn dân mạng cảm động hồi năm 2014. Chống lại mọi sự rủi ro và phản đố của gia đình, người thân, bà mẹ trẻ này đã sinh ra một bé trai khoẻ mạnh bằng cách sử dụng tinh trùng lấy từ một người đàn ông đã qua đời 2 ngày trước đó.

Sau khi chồng qua đời một cách bi thảm trong một tai nạn xe máy, một người phụ nữ (giấu tên vì lý do pháp lý) ở vùng Adelaide đã kiến nghị lên tòa án tối cao để yêu cầu được sử dụng tinh trùng của chồng nhằm thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm và sinh ra đứa con đầu lòng. 48 tiếng đồng hồ sau khi toà án thụ lý và chấp nhận, tinh trùng của người chồng đã được chiết xuất ra và tiến hành đưa vào cơ thể người mẹ này. Điều khiến các bác sỹ ngạc nhiên nhất, đó là cơ thể cô đã chấp nhận và dính bầu ngay từ lần thử đầu tiên.


48 tiếng sau cái chết của người chồng trong một vụ tai nạn xe máy, một phụ nữ Nam Úc đã kịp thời “hành động” (ảnh minh hoạ)

Tại Nam Úc, tinh trùng chỉ có thể được sử dụng sau khi một người đàn ông chết nếu chúng được lấy trước khi người đàn ông này qua đời. Do đó, để được sử dụng tinh trùng của chồng, người vợ dũng cảm này đã phải kiện lên toà án và chứng minh được rằng 2 vợ chồng đã lên kế hoạch có con từ trước khi tai nạn xảy ra. Chính vì vậy, trường hợp này cũng là trường hợp có thời gian dài nhất kể từ lúc chiết xuất tinh trùng từ cơ thể một người đàn ông đã chết: 48 tiếng sau khi qua đời.

Hành động có phần “ngông cuồng” của bà mẹ Nam Úc này đã tạo ra 2 luồng ý kiến trái chiều. Nhiều người bảo thủ cho rằng hành động này “không vì lợi ích của đứa trẻ” và tinh trùng được lấy từ cơ thể một người đã chết có thể sẽ không đảm bảo chất lượng để cho chào đời một em bé khoẻ mạnh, không tổn hại về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên có rất nhiều ý kiến khác lại bày tỏ sự ngưỡng mộ với tình yêu và tình mẫu tử tuyệt vời của cô.

Cặp song sinh Việt Nam chào đời sau khi bố mất vì tai nạn

Ở Việt Nam hơn 1 năm về trước, câu chuyện về nữ Tiến sĩ, Giảng viên trường đại học Bách Khoa Hà Nội - chị Hoàng Thị Kim Dung quyết định lưu giữ tinh trùng của người chồng qua đời vì tai nạn giao thông và 3 năm sau, hạnh phúc chào đón 2 bé trai sinh đôi đáng yêu như thiên thần cũng từng gây xôn xao cộng đồng mạng.

Chị Dung và anh Ngọc đều sinh ra và lớn lên ở TP Vinh, Nghệ An nhưng mãi đến khi học cấp 3 thì 2 người mới biết nhau. Rồi tình cờ, anh chị cùng thi đỗ vào ĐH Bách khoa Hà Nội, đến năm học thứ 3, anh chị chính thức yêu nhau. Sau khi ra trường, chị Dung sang Pháp du học 5 năm, khi chị về nước, chỉ vài tháng sau, anh Ngọc qua đời vì tai nạn giao thông.

Từ nhà xác Bệnh viện huyện Thanh Trì, chị Dung đã nảy sinh ý định lưu giữ cái gì đó của chồng trên trần gian, làm gì đó để bù đắp những thiệt thòi và mong mỏi cho anh ấy, làm gì đó để giữ hình ảnh anh ấy bên mình.

Thụ tinh ống nghiệm là phương pháp đã giúp những em bé này chào đời dù không còn cha (Ảnh minh họa)

Chị Dung đã nhờ TS BS Lê Vương Văn Vệ (Giám đốc Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội) giữ lại tinh trùng người chồng để sau này làm thụ tinh trong ống nghiệm và lưu giữ ở -196 độ. Khi con gái đầu cứng cáp, chị Dũng quyết định thụ tinh nhân tạo bằng tinh trùng của chồng và kết quả hai bé trai sinh đôi chào đời ngày 9/12/2013 tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương nặng 2,4 kg và 2,9 kg.

Người phụ nữ “gọi điện cho ngân hàng tinh trùng rồi mới gọi xe tang”

Theo Medicaldaily, năm 2010, cặp đôi Ana và Michael Clark (Mỹ) khi đó chỉ mới kết hôn một năm thì Mike 25 tuổi, một trung sĩ Lục quân đã phải chuẩn bị lên đường đi làm nhiệm vụ xa. . Cặp vợ chồng đã quyết định thực hiện một chuyến phượt bằng xe máy dọc tuyến đường cao tốc ở California trước khi Mike đi.

Cả hai không ngờ, đây cũng là lần cuối họ đi du lịch cùng nhau.Trên đường trở ra đường cao tốc sau khi ăn trưa, Mike bị mất kiểm soát chiếc xe và khiến cả hai văng ra khỏi vách đá. Ana sống sót sau tai nạn, Mike thì không.

Phục hồi sau chấn thương cột sống và gãy xương vai trong bệnh viện, Ana đau khổ không chỉ vì mất chồng mà còn vì mất đi những đứa con chưa kịp chào đời. Thấy Ana quá quẫn trí, một người bạn gợi ý rằng cô có thể cân nhắc lấy lại một ít tinh trùng của Mike vì “tinh trùng sống lâu hơn chúng ta nghĩ”.


Ana quyết định tra trên Google rồi tìm được một bác sĩ sẵn sàng tách tinh trùng của người chết. Cô thuê một chiếc xe tang để đưa Mike từ Bệnh viện Riverside, California, đến San Diego cách đó 100 km. "Điều này cho tôi cảm giác anh ấy không rời đi mãi mãi, rằng tôi vẫn có thể mang theo một phần của anh ấy", Ana trải lòng. Sau đấy không lâu, bà mẹ trẻ cũng đã vượt cạn thành công. Cả mẹ và con đều khỏe mạnh.

Tác giả bài viết: Hà My

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP