Ngoài kỹ năng múa, hát, cắm hoa, tiếp rượu, hầu chuyện, các cô gái muốn trở thành geisha phải học cách chơi đàn shamisen. Đây là một trong những yêu cầu bắt buộc với tất cả geisha và phải mất nhiều năm mới có thể thành thục.
Shamisen là nhạc cụ 3 dây, xuất hiện ở Nhật Bản từ thế kỷ 16, được sử dụng trong các buổi biểu diễn. Nhạc cụ này gồm hai phần chính: cổ đàn gọi là "sao" và thân đàn gọi là "do". Đàn được chơi bằng cách dùng một dụng cụ tên bachi để gảy. Vẻ ngoài của nó được thiết kế khá giống guitar, nhưng cổ đàn mỏng hơn và không có phím.
Tùy vào kích thước, người Nhật chia đàn shamisen thành 3 loại cơ bản, gồm hosozao, chuzao và futozao, theo đó bachi cũng khác nhau. Hộp đàn giống như một cái trống với hai mặt phủ da. Loại da được dùng để làm đàn phụ thuộc vào thể loại và kỹ năng của người chơi. Đàn shamisen dành cho những người mới học thường sử dụng chất liệu da chó, đôi khi là chất dẻo công nghiệp, bởi loại này dễ dàng thay thế và rẻ hơn. Với những nghệ nhân chơi shamisen, đàn thường sử dụng chất liệu da mèo vì nó cho âm thanh tinh tế nhưng khá đắt đỏ. Riêng dây dàn làm từ lụa. Miếng gẩy cũng được làm từ nhiều chất liệu như gỗ, nhựa hoặc ngà voi.
Đàn shamisen được sử dụng để đệm cho các bài hát truyền thống Nhật Bản. Trong đó, geisha thường chơi đàn shamisen cho các bài hát dân ca ngắn, gọi là kouta. Âm thanh của shamisen rất nhẹ nhàng và tinh tế. Tiếng đàn có thể mô phỏng âm thanh của tự nhiên như tiếng gió thổi, nước chảy hay biểu lộ tâm trạng của con người.
Trước đây, các geisha sử dụng đàn shamisen để phục vụ nhu cầu giải trí của tầng lớp quý tộc Nhật Bản và samurai. Ngày nay, nhạc cụ này vẫn được các geisha biểu diễn trong các tiết mục giới thiệu văn hóa truyền thống đến du khách. Tuy nhiên, ngoài geisha, loại nhạc cụ này cũng được chơi bởi nhiều nghệ sĩ khác.
Một trong những điểm geisha biểu diễn nổi tiếng nhất ở Nhật Bản là quận Gion, Kyoto. Ngoài ra, còn có Miyagawachou, Kamishichiken, Pontocho, cũng nằm ở cố đô Nhật Bản. Tại Tsugaruhan Neputa Mura, tỉnh Aomori, du khách còn có cơ hội trải nghiệm chơi loại nhạc cụ này. Phí tham gia là 1.500 yen (hơn 320.000 đồng).
Không chỉ bó hẹp ở phạm vi trong nước, Nhật Bản cũng thường xuyên tổ chức các show diễn với đàn shamisen đến các quốc gia trên thế giới. Một trong số đó là Hòa nhạc giao hưởng cổ điển chọn lọc (One Asia Joint Concert) với sự kết hợp của các nghệ sĩ Đông Nam Á. Ngày 7/9, các nghệ sĩ Nhật Bản đã cháy hết mình với đàn shamisen khi mang đến khán giả Hà Nội những bữa tiệc âm nhạc đầy màu sắc.
Hoà nhạc giao hưởng cổ điển chọn lọc là dự án giao lưu văn hóa bằng âm nhạc được thực hiện bởi Ban tổ chức One Asia Joint Concert vào năm 2013, để kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam - Nhật Bản và 40 năm hữu nghị Nhật Bản - ASEAN. Sắp tới, hòa nhạc sẽ tiếp tục được biểu diễn tại Singapore vào ngày 7/12.
Shamisen là nhạc cụ 3 dây, xuất hiện ở Nhật Bản từ thế kỷ 16, được sử dụng trong các buổi biểu diễn. Nhạc cụ này gồm hai phần chính: cổ đàn gọi là "sao" và thân đàn gọi là "do". Đàn được chơi bằng cách dùng một dụng cụ tên bachi để gảy. Vẻ ngoài của nó được thiết kế khá giống guitar, nhưng cổ đàn mỏng hơn và không có phím.
Đàn shamisen là nhạc cụ không thể thiếu trong các tiết mục biểu diễn của geisha. Ảnh: Printest.
Tùy vào kích thước, người Nhật chia đàn shamisen thành 3 loại cơ bản, gồm hosozao, chuzao và futozao, theo đó bachi cũng khác nhau. Hộp đàn giống như một cái trống với hai mặt phủ da. Loại da được dùng để làm đàn phụ thuộc vào thể loại và kỹ năng của người chơi. Đàn shamisen dành cho những người mới học thường sử dụng chất liệu da chó, đôi khi là chất dẻo công nghiệp, bởi loại này dễ dàng thay thế và rẻ hơn. Với những nghệ nhân chơi shamisen, đàn thường sử dụng chất liệu da mèo vì nó cho âm thanh tinh tế nhưng khá đắt đỏ. Riêng dây dàn làm từ lụa. Miếng gẩy cũng được làm từ nhiều chất liệu như gỗ, nhựa hoặc ngà voi.
Đàn shamisen được sử dụng để đệm cho các bài hát truyền thống Nhật Bản. Trong đó, geisha thường chơi đàn shamisen cho các bài hát dân ca ngắn, gọi là kouta. Âm thanh của shamisen rất nhẹ nhàng và tinh tế. Tiếng đàn có thể mô phỏng âm thanh của tự nhiên như tiếng gió thổi, nước chảy hay biểu lộ tâm trạng của con người.
Đàn được các geisha và nghệ sĩ giữ gìn rất cẩn thận. Ảnh: China Daily
Trước đây, các geisha sử dụng đàn shamisen để phục vụ nhu cầu giải trí của tầng lớp quý tộc Nhật Bản và samurai. Ngày nay, nhạc cụ này vẫn được các geisha biểu diễn trong các tiết mục giới thiệu văn hóa truyền thống đến du khách. Tuy nhiên, ngoài geisha, loại nhạc cụ này cũng được chơi bởi nhiều nghệ sĩ khác.
Một trong những điểm geisha biểu diễn nổi tiếng nhất ở Nhật Bản là quận Gion, Kyoto. Ngoài ra, còn có Miyagawachou, Kamishichiken, Pontocho, cũng nằm ở cố đô Nhật Bản. Tại Tsugaruhan Neputa Mura, tỉnh Aomori, du khách còn có cơ hội trải nghiệm chơi loại nhạc cụ này. Phí tham gia là 1.500 yen (hơn 320.000 đồng).
Không chỉ bó hẹp ở phạm vi trong nước, Nhật Bản cũng thường xuyên tổ chức các show diễn với đàn shamisen đến các quốc gia trên thế giới. Một trong số đó là Hòa nhạc giao hưởng cổ điển chọn lọc (One Asia Joint Concert) với sự kết hợp của các nghệ sĩ Đông Nam Á. Ngày 7/9, các nghệ sĩ Nhật Bản đã cháy hết mình với đàn shamisen khi mang đến khán giả Hà Nội những bữa tiệc âm nhạc đầy màu sắc.
Nghệ sĩ Nhật chơi đàn shamisen cùng với một số nhạc cụ truyền thống Việt Nam. Ảnh: Trần Hằng.
Hoà nhạc giao hưởng cổ điển chọn lọc là dự án giao lưu văn hóa bằng âm nhạc được thực hiện bởi Ban tổ chức One Asia Joint Concert vào năm 2013, để kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam - Nhật Bản và 40 năm hữu nghị Nhật Bản - ASEAN. Sắp tới, hòa nhạc sẽ tiếp tục được biểu diễn tại Singapore vào ngày 7/12.
Tác giả bài viết: Vy An