1. Trung Quốc
Lễ hội Đèn Lồng/Tết Nguyên tiêu: diễn ra vào ngày rằm tháng giêng hàng năm, Lễ hội Đèn Lồng (Lantern Festival) là một trong năm lễ hội truyền thống quan trọng nhất ở Trung Quốc. Lễ hội này đưa niềm hân hoan trong dịp Năm Mới lên đến đỉnh điểm, đồng thời đánh dấu kết thúc những hoạt động lễ hội trong dịp Năm Mới. Tại Trung Quốc, có nhiều cách để ăn mừng lễ hội này. Tuy nhiên, đèn lồng và bánh nguyên tiêu là hai thứ phổ biến nhất.
2. Hàn Quốc
Lễ hội câu cá hồi trên băng Sancheoneo Hwacheon: từ ngày 4 đến 26/1 là thời điểm diễn ra lễ hội câu cá hồi trên băng tại huyện Hwacheon, tỉnh Gangwon. Đây là vùng hẻo lánh, băng giá suốt mùa đông và con sông tại đây được phủ một lớp băng dày. Lễ hội là dịp du khách có thể thử câu cá, bắt cá bằng tay, chơi trượt tuyết, bóng băng, đắp tượng tuyết...
Lễ hội Lửa Jeju: Được tổ chức vào mùa đông ở Hàn Quốc (từ ngày 7 đến 9/3), lễ hội đốt lửa đồng Jeju là nghi lễ nhằm cầu nguyện sức khỏe và mùa màng tốt tươi cho năm sau. Lễ hội hé lộ một loạt những sự kiện kế thừa truyền thống khi du khách có thể tham gia các trò chơi dân gian và truyền thống. Bạn cũng có thể tận hưởng thiên nhiên kỳ thú trên đảo Jeju vào dịp này.
3. Singapore
Lễ hội Singapore River Hongbao: lễ hội này được tổ chức kể từ năm 1986 và ngày nay đã trở thành một lễ hội thường niên vào mùa xuân ở Singapore. Sự kiện River Hongbao thường được tổ chức tại Công viên Esplanade, từ ngày 6 đến ngày 12/2 năm 2016 dương lịch với khu trưng bày những bức tượng khổng lồ của các thần thoại Trung Hoa như Thần Tài và 12 Con Giáp, cùng với đó là một chuỗi những chương trình biểu diễn nghệ thuật vô cùng hấp dẫn, rất thích hợp cho các gia đình chào năm mới.
Lễ hội Đường phố Chingay ở Singapore: Tết Âm lịch Singapore sôi động nhất khi Lễ hội Đường phố Chingay diễn ra. Lễ hội thường diễn ra vào thứ 7 đầu tiên của năm mới và kết thúc trước rằm tháng Giêng tại vịnh Marina. Hoạt động này thu hút hàng ngàn du khách và người dân địa phương cùng tham gia diễu hành trên đường phố. Dịp này, những cổ xe khổng lồ được trang hoàng lộng lẫy, các nghệ sĩ trong trang phục lấp lánh và các tiết mục biểu diễn sôi động.
4. Hong Kong
Lễ hội đường phố Tai Kok Tsui ở Hong Kong: là lễ hội thường niên ở Hong Kong, được tổ chức vào ngày 2/3 hàng năm tại khu Tai Kok Tsui trên bán đảo Cửu Long. Mỗi năm, lễ hội Tai Kok Tsui lại có một chủ đề khác nhau. Nhưng các chủ đề đều mang đậm tính nhân văn, nhân đạo và xoay quanh đời sống, văn hóa của người dân xứ này.
Lễ hội thuyền Rồng: Lễ hội được diễn ra tại bãi biển Stanley tại Hong Kong với không khí vô vùng sôi động. Thời điểm diễn ra lễ hội trùng với tết truyền thống, những đội đua thuyền tham gia, trang trí thuyền thật lộng lẫy, mỗi thuyền có hàng chục người chèo lái. Ý nghĩ của lễ hội là tưởng nhớ ông Khuất Nguyên đã trẫm mình xuống sông Mịch La Giang để phản đối giới cầm quyền lúc bấy giờ.
5. Mông cổ
Lễ hội đua lạc đà: hàng năm (khoảng tháng 3 dương lịch), người Mông Cổ lại cùng nhau tụ họp trên sa mạc Gobi và tổ chức lễ hội lạc đà Bactrian truyền thống. Lễ hội lạc đà là một hoạt động truyền thống nhằm khẳng định vài trò quan trọng của loài lạc đà hai bướu Bactrian cũng như sự gắn bó của chúng với cuộc sống du mục của người Mông Cổ. Trong lễ hội, nhiều hoạt động truyền thống thú vị diễn ra như đua lạc đà, cầu ngựa polo, nhảy múa…
Lễ hội băng: Lễ hội băng là một phần trong những hoặt động chào đón năm mới của Mông Cổ, diễn ra trong vòng 2 ngày trong khoảng thời gian đầu tháng 3 (dương lịch) ở phía nam hồ Khuvsgul và luôn thu hút hàng nghìn người đến tham dự. Tại lễ hội, nhiều hoạt động đặc sắc sẽ được tổ chức như đua xe ngựa kéo, đua tuần lộc, sumo, đua xe trên băng… Lễ hội là nơi tụ hội của rất nhiều dân tộc trên khắp khu vực, giúp họ có cơ hội gặp gỡ, trò chuyện và cùng nhau trải qua những giây phút vui vẻ.
6. Malaysia
Lễ hội mùa xuân ở Malaysia: Đây là ngày mừng năm mới của Trung Quốc nhưng nó vẫn là một trong các lễ hội quan trọng nhất ở Malaysia. Du khách sẽ thấy những câu biểu ngữ màu đỏ ghi những lời chúc và đèn lồng treo khắp nơi. Ngoài ra cũng có tiếng chiêng, tiếng trống cùng đội múa lân biểu diễn trên đường phố. Người dân địa phương cũng đi chùa để cầu phúc cho bản thân và gia đình.
7. Philippines
Lễ hội Ati-Atihan ở Philippines: được coi là lễ hội mùa xuân lớn nhất, nhiều màu sắc nhất ở Philippines. Lễ hội được tổ chức vào cuối tuần thứ 3 của tháng 1 hằng năm, ở trung tâm tỉnh Aklan ở đảo Panay. Tâm diểm lễ hội là vào ngày cuối cùng, ngày trọng đại nhất với màn rước tượng chúa hài đồng từ nhà thờ Kalibo đến công viên Pastrana gần đó. Lễ rước linh đình này đã trở thành một cuộc diễu hành thu hút rất nhiều người tham gia. Ngoài ra lễ hội còn có cuộc thi nhảy múa ngoài trời vô cùng sôi động.
Lễ hội Đèn Lồng/Tết Nguyên tiêu: diễn ra vào ngày rằm tháng giêng hàng năm, Lễ hội Đèn Lồng (Lantern Festival) là một trong năm lễ hội truyền thống quan trọng nhất ở Trung Quốc. Lễ hội này đưa niềm hân hoan trong dịp Năm Mới lên đến đỉnh điểm, đồng thời đánh dấu kết thúc những hoạt động lễ hội trong dịp Năm Mới. Tại Trung Quốc, có nhiều cách để ăn mừng lễ hội này. Tuy nhiên, đèn lồng và bánh nguyên tiêu là hai thứ phổ biến nhất.
2. Hàn Quốc
Lễ hội câu cá hồi trên băng Sancheoneo Hwacheon: từ ngày 4 đến 26/1 là thời điểm diễn ra lễ hội câu cá hồi trên băng tại huyện Hwacheon, tỉnh Gangwon. Đây là vùng hẻo lánh, băng giá suốt mùa đông và con sông tại đây được phủ một lớp băng dày. Lễ hội là dịp du khách có thể thử câu cá, bắt cá bằng tay, chơi trượt tuyết, bóng băng, đắp tượng tuyết...
Lễ hội Lửa Jeju: Được tổ chức vào mùa đông ở Hàn Quốc (từ ngày 7 đến 9/3), lễ hội đốt lửa đồng Jeju là nghi lễ nhằm cầu nguyện sức khỏe và mùa màng tốt tươi cho năm sau. Lễ hội hé lộ một loạt những sự kiện kế thừa truyền thống khi du khách có thể tham gia các trò chơi dân gian và truyền thống. Bạn cũng có thể tận hưởng thiên nhiên kỳ thú trên đảo Jeju vào dịp này.
3. Singapore
Lễ hội Singapore River Hongbao: lễ hội này được tổ chức kể từ năm 1986 và ngày nay đã trở thành một lễ hội thường niên vào mùa xuân ở Singapore. Sự kiện River Hongbao thường được tổ chức tại Công viên Esplanade, từ ngày 6 đến ngày 12/2 năm 2016 dương lịch với khu trưng bày những bức tượng khổng lồ của các thần thoại Trung Hoa như Thần Tài và 12 Con Giáp, cùng với đó là một chuỗi những chương trình biểu diễn nghệ thuật vô cùng hấp dẫn, rất thích hợp cho các gia đình chào năm mới.
Lễ hội Đường phố Chingay ở Singapore: Tết Âm lịch Singapore sôi động nhất khi Lễ hội Đường phố Chingay diễn ra. Lễ hội thường diễn ra vào thứ 7 đầu tiên của năm mới và kết thúc trước rằm tháng Giêng tại vịnh Marina. Hoạt động này thu hút hàng ngàn du khách và người dân địa phương cùng tham gia diễu hành trên đường phố. Dịp này, những cổ xe khổng lồ được trang hoàng lộng lẫy, các nghệ sĩ trong trang phục lấp lánh và các tiết mục biểu diễn sôi động.
4. Hong Kong
Lễ hội đường phố Tai Kok Tsui ở Hong Kong: là lễ hội thường niên ở Hong Kong, được tổ chức vào ngày 2/3 hàng năm tại khu Tai Kok Tsui trên bán đảo Cửu Long. Mỗi năm, lễ hội Tai Kok Tsui lại có một chủ đề khác nhau. Nhưng các chủ đề đều mang đậm tính nhân văn, nhân đạo và xoay quanh đời sống, văn hóa của người dân xứ này.
Lễ hội thuyền Rồng: Lễ hội được diễn ra tại bãi biển Stanley tại Hong Kong với không khí vô vùng sôi động. Thời điểm diễn ra lễ hội trùng với tết truyền thống, những đội đua thuyền tham gia, trang trí thuyền thật lộng lẫy, mỗi thuyền có hàng chục người chèo lái. Ý nghĩ của lễ hội là tưởng nhớ ông Khuất Nguyên đã trẫm mình xuống sông Mịch La Giang để phản đối giới cầm quyền lúc bấy giờ.
5. Mông cổ
Lễ hội đua lạc đà: hàng năm (khoảng tháng 3 dương lịch), người Mông Cổ lại cùng nhau tụ họp trên sa mạc Gobi và tổ chức lễ hội lạc đà Bactrian truyền thống. Lễ hội lạc đà là một hoạt động truyền thống nhằm khẳng định vài trò quan trọng của loài lạc đà hai bướu Bactrian cũng như sự gắn bó của chúng với cuộc sống du mục của người Mông Cổ. Trong lễ hội, nhiều hoạt động truyền thống thú vị diễn ra như đua lạc đà, cầu ngựa polo, nhảy múa…
Lễ hội băng: Lễ hội băng là một phần trong những hoặt động chào đón năm mới của Mông Cổ, diễn ra trong vòng 2 ngày trong khoảng thời gian đầu tháng 3 (dương lịch) ở phía nam hồ Khuvsgul và luôn thu hút hàng nghìn người đến tham dự. Tại lễ hội, nhiều hoạt động đặc sắc sẽ được tổ chức như đua xe ngựa kéo, đua tuần lộc, sumo, đua xe trên băng… Lễ hội là nơi tụ hội của rất nhiều dân tộc trên khắp khu vực, giúp họ có cơ hội gặp gỡ, trò chuyện và cùng nhau trải qua những giây phút vui vẻ.
6. Malaysia
Lễ hội mùa xuân ở Malaysia: Đây là ngày mừng năm mới của Trung Quốc nhưng nó vẫn là một trong các lễ hội quan trọng nhất ở Malaysia. Du khách sẽ thấy những câu biểu ngữ màu đỏ ghi những lời chúc và đèn lồng treo khắp nơi. Ngoài ra cũng có tiếng chiêng, tiếng trống cùng đội múa lân biểu diễn trên đường phố. Người dân địa phương cũng đi chùa để cầu phúc cho bản thân và gia đình.
7. Philippines
Lễ hội Ati-Atihan ở Philippines: được coi là lễ hội mùa xuân lớn nhất, nhiều màu sắc nhất ở Philippines. Lễ hội được tổ chức vào cuối tuần thứ 3 của tháng 1 hằng năm, ở trung tâm tỉnh Aklan ở đảo Panay. Tâm diểm lễ hội là vào ngày cuối cùng, ngày trọng đại nhất với màn rước tượng chúa hài đồng từ nhà thờ Kalibo đến công viên Pastrana gần đó. Lễ rước linh đình này đã trở thành một cuộc diễu hành thu hút rất nhiều người tham gia. Ngoài ra lễ hội còn có cuộc thi nhảy múa ngoài trời vô cùng sôi động.
Tác giả bài viết: Vĩnh Hy