Kinh tế

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT: 'Việt Nam đứng số 2 thế giới về sản xuất cà phê'

Ông Nguyễn Xuân Cường đánh giá, để tiếp tục đạt mức tăng trưởng ấn tượng, ngành cà phê cần tập trung vào giai đoạn chế biến và chú trọng liên kết giữa doanh nghiệp - nông dân.

30 năm qua ngành cà phê Việt Nam có những bước tăng trưởng phát triển rất đồng bộ, tăng nhanh về số lượng lẫn chất lượng. Đây là kết luận ấn tượng khiến nhiều người chú ý của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT. Điểm mới trong ngành là các mô hình hợp tác phát triển nông nghiệp bền vững như Dự án hợp tác công tư (PPP) hay các dự án được doanh nghiệp chủ động triển khai.

Mức tăng trưởng khả quan của ngành

Ông Nguyễn Xuân Cường dẫn chứng: nếu những năm 90 Việt Nam chỉ có diện tích chiếm khoảng 1% so với thế giới thì sau 30 năm, chúng ta đã vươn lên với diện tích hiện nay là 645.000 ha.

Nói về năng suất, giai đoạn 30 năm trước con số của ngành cà phê trong nước luôn dưới mức bình quân thế giới thì hiện nay, chúng ta đạt 2,4-2,5 tấn/ha bình quân, tức là gấp 3 lần bình quân thế giới. Năm 2016, tổng sản lượng cà phê nhân là 1,6 triệu tấn, chiếm 17-18% thị phần toàn cầu.

Năm 2016, tổng sản lượng cà phê nhân là 1,6 triệu tấn, chiếm 17-18% thị phần toàn cầu.

Những con số trên cho thấy, Việt Nam đã đứng thứ 2 sau Brazil về sản xuất cà phê, giá trị xuất khẩu đạt 3,4 tỷ USD năm ngoái. Cà phê mang đến việc làm cho khoảng 600.000 nông dân trồng cà phê và hàng chục nghìn lao động trong các ngành phụ trợ, dịch vụ cho chuỗi phát triển cà phê.

Sản lượng cà phê nhân xếp hạng 2 trong danh sách cây công nghiệp lâu năm. Cây cà phê trở thành một ngành hàng quan trọng trong nông nghiệp, đóng góp vào bức tranh tăng trưởng của kinh tế.

Những con số trên cho thấy, Việt Nam đã đứng thứ 2 sau Brazil về sản xuất cà phê, giá trị xuất khẩu đạt 3,4 tỷ USD năm ngoái. Cà phê mang đến việc làm cho khoảng 600.000 nông dân trồng cà phê và hàng chục nghìn lao động trong các ngành phụ trợ, dịch vụ cho chuỗi phát triển cà phê.

Sản lượng cà phê nhân xếp hạng 2 trong danh sách cây công nghiệp lâu năm. Cây cà phê trở thành một ngành hàng quan trọng trong nông nghiệp, đóng góp vào bức tranh tăng trưởng của kinh tế.

6 cây lâu năm có sản lượng lớn nhất năm 2016. Nguồn: Tổng cục thống kê.

Thời gian tới, nhu cầu của thế giới với sản phẩm cà phê và nhóm nước uống có nguồn gốc cà phê sẽ rất lớn, vào khoảng 500 tỷ USD. Thị trường trong nước cũng không kém cạnh với tốc độ tăng trưởng các sản phẩm liên quan tới cà phê đạt 2-2,5%. Chính vì vậy, ngành cà phê có rất nhiều mảnh đất để phát triển và lớn mạnh.

Tuy nhiên, cũng theo ông Cường, ngành cà phê cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn. Khâu sản xuất chuỗi chưa hoàn thiện, vẫn còn hiện tượng cắt lớp, thiếu đồng đều trong 3 khâu: sản xuất, chế biến, thương mại.

Về sản xuất, nhiều vùng thiếu linh hoạt khi áp dụng khoa học kỹ thuật, lạm dụng phân bón, thuốc trừ sâu, sử dụng nước lãng phí khiến giá thành cao, lợi nhuận không như kỳ vọng. Quá trình sơ chế theo phương pháp truyền thống, phơi sấy khô, dễ ảnh hưởng bởi thời tiết khiến chất lượng sản phẩm giảm, mất mùa. Đặc biệt khâu phân phối là vẫn còn nhiều khuyết điểm, chưa hình thành thiết chế thương mại hiện đại để đảm bảo nguồn cung cho thị trường trong nước lẫn quốc tế.

Hợp tác công tư - chiến lược giải quyết tồn đọng và thách thức

Từ những bài học cụ thể, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt đề án phát triển ngành cà phê, tập trung tái canh các vùng đất già cỗi, ứng dụng giống mới với năng suất gấp đôi, canh tác bền vững. Ngoài ra, Nghị định 210 sẽ phê duyệt trong thời gian tới cũng khuyến khích các doanh nghiệp chế biến liên kết với bà con nông dân, thành lập các hợp tác xã kiểu mới.

Một trong những nhóm giải pháp tích cực cho việc sản xuất cà phê bền vững là hợp tác công tư, hình thành chuỗi sản xuất liên kết giữa doanh nghiệp - hợp tác xã - nông dân để khắc phục tình trạng cắt lớp giữa người sản xuất, chế biến và tiêu dùng. Mô hình công tư giúp cho sản phẩm được phát triển chuỗi giá trị khép kín và phân bổ lại lợi nhuận giữa đơn vị sản xuất với nông dân. Như vậy, người nông dân sẽ được hưởng phần thích đáng, tăng giá trị sản phẩm thông qua công tác chế biến trong nước và xuất khẩu.

Bộ trưởng Bộ NN & PTNT thăm vườn cà phê mẫu trong Dự án Nescafé plan tại tỉnh Lâm Đồng.

Dự án có sự tham gia của các đối tác trong khối tư như: Nestlé Việt Nam, Yara, Bayer, Ba con cò… Trong đó, Nestlé là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu có những đóng góp tích cực cho những hoạt động chung của nhóm. Khởi động từ năm 2010 đến nay, dự án đã tăng 17% năng suất cà phê, 14% thu nhập trung bình của nông dân.

Về môi trường, quá trình canh tác tiết kiệm được 40% lượng nước tưới, giảm 55% lượng phát thải nhà kính nhờ sử dụng phân bón hợp lý. Khuyến khích sử dụng phân bón hữu cơ cũng góp phần giảm 10% lượng phân bón hóa học (khoảng 1,5 tấn/ha).

TGĐ Nestlé Việt Nam chia sẻ về những thành tựu của dự án sau 7 năm triển khai.

Ngoài dự án công tư cà phê, các doanh nghiệp còn chủ động triển khai những dự án để tiếp tục nâng cao chất lượng cà phê Việt. Trong đó có thể kể đến mô hình Nescafé plan của công ty Nestlé Việt Nam. Dự án hợp tác với Viện Khoa học Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) để nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật, phân phối cây giống kháng bệnh, năng suất cao với chương trình đào tạo canh tác bền vững.

Dự án Nescafé plan đã phân phối hơn 20 triệu cây giống và tăng 30% thu nhập cho nông dân, cải tạo 20.000 diện tích cà phê già cỗi.

Qua 7 năm qua, dự án đã phân phối hơn 20 triệu cây giống và tăng 30% thu nhập cho nông dân, cải tạo 20.000 diện tích cà phê già cỗi. Sau quá trình đào tạo về kỹ thuật canh tác, 21.000 hộ nông dân đạt chứng chỉ cà phê quốc tế 4C, tiết kiệm 40% nước tưới và giảm 20% phân hóa học, thuốc trừ sâu. Đặc biệt, mỗi năm Nestlé còn đóng vai trò là đơn vị thu mua 20-25% sản lượng cà phê Việt Nam.

Đại diện cho các nông dân trồng cà phê trong dự án Nescafé plan, cô Đỗ Thị Hiền chia sẻ về quá trình tham gia chương trình này từ năm 2014. Trước đây, sản lượng của vườn đạt khoảng 4 tấn nhân/ha còn sau năm 2014, nhờ được hỗ trợ kỹ thuật, chăm bón, cắt tỉa cành và thu hái thì sản lượng tăng lên 6 tấn (thậm chí năm 2015 lên đến 7 tấn).

Cô Đỗ Thị Hiền chia sẻ sản lượng của vườn tăng từ 4 tấn lên 6 tấn nhờ kỹ thuật canh tác mới.

Theo cô Hiền, mỗi năm được tham gia 3 khóa đào tạo của Nescafé plan; các chuyên gia hướng dẫn tôi cách sản xuất phân bón từ vỏ cà phê và chất thải hữu cơ tái chế trên trang trại.

Chương trình còn đào tạo kỹ thuật canh tác hiệu quả để bảo vệ cây cà phê khỏi mầm bệnh vào mùa mưa mà không cần sử dụng thuốc trừ sâu hay diệt cỏ; theo dõi nguồn nước, độ ẩm chất đất một cách chính xác, thay vì làm theo bản năng.

"Áp dụng biện pháp tưới tiết kiệm nước thông qua công cụ đơn giản như: chai nhựa để đo độ ẩm đất, lon sữa bò để đo đạc lượng mưa. Nhờ vậy, sản lượng cà phê tăng lên nhưng lại không tốn quá nhiều chi phí để đầu tư cho thuốc trừ sâu, phân bón hóa học”, cô Hiền chia sẻ.

Tác giả: Giang Hoàng Nhơn

Nguồn tin: zing.vn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP