Cầu Brooklyn là biểu tượng cho Cuộc Cách mạng Công nghiệp nhưng nó cũng lấy đi mạng sống của hàng chục công nhân và đem tới nhiều bi kịch cho gia đình John A. Roebling – kỹ sư trưởng thực hiện công trình.
Tai họa của người thiết kế công trình
Cầu Brooklyn là đứa con tinh thần của John A. Roebling nhưng ông đã không có cơ hội để nhìn thấy cây cầu hoàn thành. Trong một lần thực hiện đo đạc cho cầu Brooklyn, một chiếc phà đã nghiền nát chân của Roebling buộc ông phải cắt bỏ ngón chân. Không lâu sau đó, tháng 7/1869, Roebling qua đời vì bệnh uốn ván. Ngoài ra, rất nhiều công nhân đã phải bỏ mạng trong quá trình thi công, gây nên những thiệt hại to lớn về người.
Tai họa của người thiết kế công trình
Cầu Brooklyn là đứa con tinh thần của John A. Roebling nhưng ông đã không có cơ hội để nhìn thấy cây cầu hoàn thành. Trong một lần thực hiện đo đạc cho cầu Brooklyn, một chiếc phà đã nghiền nát chân của Roebling buộc ông phải cắt bỏ ngón chân. Không lâu sau đó, tháng 7/1869, Roebling qua đời vì bệnh uốn ván. Ngoài ra, rất nhiều công nhân đã phải bỏ mạng trong quá trình thi công, gây nên những thiệt hại to lớn về người.
Cây cầu nối liền hai quận Manhattan và Brooklyn. Ảnh: Istock.
Người con trai kế nghiệp và bi kịch lần hai
Sau cái chết của cha, con trai ông là Washington A. Roebling thay thế trở thành kỹ sư trưởng đảm nhiệm xây dựng cầu. Tuy nhiên, trong quá trình đào móng, ông và nhiều công nhân đã phải lặn sâu xuống nước để kiểm tra. Vì áp lực nước, Washington đã mắc “bệnh khí ép”, dẫn đến tổn thương não và kể từ năm 1872, ông không còn có thể nói chuyện hay đi lại được nữa.
Emily Roebling – Người phụ nữ thay đổi lịch sử
Bất chấp việc bị tàn phế, Washington vẫn nuôi khát vọng cháy bỏng về việc hoàn thành cây cầu. Từ đó, người thứ 3 trong gia đình Roebling đã thay ông hoàn thành những điều còn dang dở. Emily Warren Roebling – người vợ tuyệt vời của Washington nhanh chóng làm quen với công việc xây dựng, giám sát thiết kế, điều hành việc quản lý chi tiêu với lòng quyết tâm cao độ. Cuối cùng, bà được tất cả mọi người công nhận như một kỹ sư tiên phong, là "linh hồn" cho cả cây cầu. Sau khi hoàn thành cây cầu đầy tâm huyết, Emily hoàn tất khóa Luật trường Đại học New York và trở thành người đấu tranh cho quyền bình đẳng giới.
Ít nhất 20 người đã thiệt mạng trong quá trình hoàn thành kiệt tác. Ảnh: Istock.
Cây cầu treo bằng thép đầu tiên trên thế giới
John A. Roebling được ghi nhận như kỹ sư tiên phong trong việc đưa dây thép vào thiết kế cầu, biến Brooklyn trở thành cây cầu treo dài nhất thế giới lúc bấy giờ với chiều dài phần thân lên tới 486 m.
Bi kịch sau ngày lễ khánh thành
Cầu Brooklyn khánh thành vào ngày 24/5/1883. Sau 5 ngày đi vào hoạt động, một người phụ nữ bị kẹt giày cao gót trên tấm ván ở khu vực dành cho người đi bộ. Cô ta bắt đầu la hét khiến những người xung quanh hoảng sợ nghĩ rằng cây cầu sắp sập. Mọi người giẫm đạp lên nhau để trốn dẫn tới cái chết thương tâm của 12 người và 36 người khác bị thương nặng.
Trước khi được gọi là Brooklyn, cầu từng có hai tên gọi là New York và Sông Đông (The East River Bridge). Ảnh: Istock.
Cuộc diễu hành của 21 con voi
Nhằm thuyết phục mọi người sau sự cố, năm 1984, 21 con voi từ đoàn xiếc, dẫn đầu là Jumbo nặng 7 tấn đã thực hiện màn diễn hành qua cầu từ Brooklyn sang Manhattan khiến người dân trở nên tin tưởng hơn vào sự chắc chắn của cây cầu.
Không ai có thể biết chính xác cây cầu màu gì
Một cuộc tranh cãi về màu của cầu Brooklyn đã nổ ra sau kế hoạch sơn lại cầu vào năm 2010. Một số người cho rằng cây cầu có màu da bò, số khác lại nghĩ rằng cây cầu có màu đỏ do sắt bị oxy hóa. Tuy nhiên cuối cùng phe màu da bò chiến thắng.
Tác giả bài viết: Hải Thu