Hình ảnh này được cho là chụp trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5. Rác ở đây đủ loại, từ vỏ bánh kẹo, lon nước, túi nylon, cho đến vỏ dừa... Ảnh: Trần Hoàng Yến.
Một em bé thích thú khi nhặt được vỏ quả dừa khi đang tắm.
"Bãi rác chứ đâu phải bãi biển", "Hành động đáng lên án", "Thật xấu hổ nếu du khách nước ngoài chứng kiến cảnh này", "Cái này thành nét văn hoá của người Việt mất rồi"... nhiều độc giả đã bức xúc bày tỏ trên Otofun. Ảnh: Trần Hoàng Yến.
Nhiều ý kiến cho rằng, ý thức người dân quá kém nhưng nếu thùng rác công cộng được bố trí hợp lý thì có lẽ rác không nhiều đến mức như này. Ảnh: Trần Hoàng Yến.
Tuy nhiên, độc giả Đinh Tuấn cho rằng: "Cái này là đặc sản Cồn Vành rồi. Ngoài vấn đề ý thức ra thì do đặc thù ở đây bờ biển thoải dài, thủy chiều lên là ngập hết cả chỗ bán hàng, cuốn hết cả rác ra biển mà ko kịp dọn dẹp. Sáng hôm sau biển lại trả lại một đống thế này ". Ảnh: Trần Hoàng Yến.
Trong khi đó, độc giả San lại cho rằng, người nào đi biển cũng mang theo cả đống đồ ăn rồi về chả thấy đồ đâu, hóa ra gửi hết ở biển rồi. "Phải nói ý thức quá kém, cứ bảo tôi không thích nước bị ô nhiễm, muốn du lịch ở những nơi sạch, biển đẹp. Nhưng ý thức thế này hỏi ở đâu ra môi trường nước sạch ", độc giả này bức xúc.
Còn độc giả Mun Lợn đặt vấn đề: "Có ai biết lãnh đạo địa phương tờ mờ sáng huy động lực lượng thu rác, học sinh cấp 3 ra nhặt rác? Người nhặt thì ít mà khách ý thức kém thì không xuể, thùng rác cách chục mét nhưng chân không muốn bước, tay không muốn cầm thì thử hỏi sao rác không ngập? Đi xong rồi về cứ kêu Cồn Vành bẩn. Phải gọi là ý thức người đi biển bẩn".
Nhiều độc giả cho rằng Thái Bình cần học hỏi Vũng Tàu, Đà Nẵng, Nha Trang... trong việc quản lý bãi biển. "Vũng Tàu mới bắt đầu chiến dịch 1 tuần thôi mà biển sạch như Nha Trang, Đà Nẵng luôn. Thiết nghĩ, nên làm mạnh như vậy thì may ra hút khách lại được", độc giả Thanh Trương chia sẻ. Ả nh: Cú Đêm.
Tác giả bài viết: Nhật Lâm