Ông Cao Xuân Hoạt, Trưởng ban quản lý di tích đền Trần (Nam Định) cho biết lễ dâng hương, khai ấn năm nay sẽ tiến hành vào đêm 10/2 (tức 14 Âm lịch). "Ấn được phát lúc 5h sáng hôm sau, sớm hơn mọi năm 30 phút để đảm bảo an ninh, giãn bớt lượng người chờ đợi qua đêm xin ấn", ông Hoạt nói.
Ấn đền Trần được phát tại khu vực nhà Giải Vũ, nhà trưng bày và đền Trùng Hoa. Khoảng 1.000 cảnh sát tham gia bảo vệ lễ khai ấn. Để hạn chế tình trạng lộn xộn, ban tổ chức bố trí thêm người chốt tại các ban thờ để thu dọn đồ lễ, hướng dẫn người vào dâng hương.
Vài năm nay, lễ khai ấn đền Trần đều diễn ra cảnh hỗn loạn, tranh cướp lộc, thậm chí trèo lên đầu nhau để xin ấn trong sự bất lực của các lực lượng đảm bảo an ninh trật tự. Năm 2016, người dân được phép vào lễ bái khi lễ khai ấn kết thúc lúc 23h30. Mặc an ninh canh giữ và ban tổ chức thu dọn đồ lễ, nhiều người cố tình lao vào cướp hoa, lộc trước sân đền Thiên Trường, bất chấp nghi lễ chốn tâm linh. Nhiều người còn thi nhau ném tiền lẻ vào kiệu rước khi ban tổ chức làm lễ rước.
Thời Trần, sau khi đánh bại giặc Nguyên Mông, tại phủ Thiên Trường, vua Trần Thái Tông mở tiệc mừng công, phong tước cho quan quân có công đánh giặc, giữ yên bờ cõi. Vào đầu xuân, các vua Trần tổ chức nghi lễ khai ấn với mục đích tế trời đất, tổ tiên, mở đầu cho một năm làm việc thuận lợi của bộ máy chính quyền.
Năm 2011, trong đề án "Khôi phục lễ hội đền Trần", các chuyên gia lịch sử, ấn tín cùng các nhà văn hóa dân gian đã xác định, chiếc ấn dùng trong lễ khai ấn đền Trần ngày nay không liên quan đến triều chính, chỉ là chiếc ấn bình thường của phủ đền xưa, làm bằng gỗ. Do vậy, ấn không mang lại lợi lộc trong thăng quan tiến chức như nhiều người lầm tưởng.
XEM CLIP:
Ấn đền Trần được phát tại khu vực nhà Giải Vũ, nhà trưng bày và đền Trùng Hoa. Khoảng 1.000 cảnh sát tham gia bảo vệ lễ khai ấn. Để hạn chế tình trạng lộn xộn, ban tổ chức bố trí thêm người chốt tại các ban thờ để thu dọn đồ lễ, hướng dẫn người vào dâng hương.
Vài năm nay, lễ khai ấn đền Trần đều diễn ra cảnh hỗn loạn, tranh cướp lộc, thậm chí trèo lên đầu nhau để xin ấn trong sự bất lực của các lực lượng đảm bảo an ninh trật tự. Năm 2016, người dân được phép vào lễ bái khi lễ khai ấn kết thúc lúc 23h30. Mặc an ninh canh giữ và ban tổ chức thu dọn đồ lễ, nhiều người cố tình lao vào cướp hoa, lộc trước sân đền Thiên Trường, bất chấp nghi lễ chốn tâm linh. Nhiều người còn thi nhau ném tiền lẻ vào kiệu rước khi ban tổ chức làm lễ rước.
Thời Trần, sau khi đánh bại giặc Nguyên Mông, tại phủ Thiên Trường, vua Trần Thái Tông mở tiệc mừng công, phong tước cho quan quân có công đánh giặc, giữ yên bờ cõi. Vào đầu xuân, các vua Trần tổ chức nghi lễ khai ấn với mục đích tế trời đất, tổ tiên, mở đầu cho một năm làm việc thuận lợi của bộ máy chính quyền.
Năm 2011, trong đề án "Khôi phục lễ hội đền Trần", các chuyên gia lịch sử, ấn tín cùng các nhà văn hóa dân gian đã xác định, chiếc ấn dùng trong lễ khai ấn đền Trần ngày nay không liên quan đến triều chính, chỉ là chiếc ấn bình thường của phủ đền xưa, làm bằng gỗ. Do vậy, ấn không mang lại lợi lộc trong thăng quan tiến chức như nhiều người lầm tưởng.
XEM CLIP:
Video cướp lộc đền Trần 2016
Tác giả bài viết: Hoàng Phương
Nguồn tin: