Ngoại tôi là người kỹ tính, gần như các đồ đạc trong nhà đều do ngoại tự tay dọn dẹp, sắp xếp. Ngoại không cho chúng tôi ra chợ mua quà vặt để ăn. Thỉnh thoảng ngoại tự tay làm các loại bánh “nhà quê” cho con cháu thưởng thức, trong đó có món bánh ú nước tro với hương vị ngọt lành, ăn hoài không biết chán.
Sau những ngày mùa, công việc đồng áng tương đối rảnh rang, ngoại tôi đi rọc lá chuối rồi mang phơi nắng cho “dốt dốt” để chuẩn bị gói bánh. Ngoại tự tay chọn những hạt nếp tròn vo, bóng loáng rồi mang ra sàn nước đãi sạch, ngâm với nước tro (hoặc nước tro Tàu). Sau một đêm, ngoại vớt nếp ra, xối nước thật sạch, để ráo rồi mới tiến hành gói bánh. Ngoại tôi khéo tay có tiếng trong làng, nên mỗi khi ngoại làm bánh ú, bà con thường đến xem để học hỏi cách làm của ngoại.
Sau những ngày mùa, công việc đồng áng tương đối rảnh rang, ngoại tôi đi rọc lá chuối rồi mang phơi nắng cho “dốt dốt” để chuẩn bị gói bánh. Ngoại tự tay chọn những hạt nếp tròn vo, bóng loáng rồi mang ra sàn nước đãi sạch, ngâm với nước tro (hoặc nước tro Tàu). Sau một đêm, ngoại vớt nếp ra, xối nước thật sạch, để ráo rồi mới tiến hành gói bánh. Ngoại tôi khéo tay có tiếng trong làng, nên mỗi khi ngoại làm bánh ú, bà con thường đến xem để học hỏi cách làm của ngoại.
Chiếc bánh ú nước tro được gói bằng lá chuối.
Để cho bánh không bị dính màu xanh của lá, ngoại cẩn thận luộc lá rồi lau khô, xếp lá thành hình phễu, cho nếp vào rồi gói lại thành hình tam giác, dùng dây lác (còn gọi là cói) buộc thật chặt, treo lên trên giàn. Khi đã gói bánh xong, ngoại tôi cho bánh vào nồi nước nấu chín bằng lửa củi. Chỉ vài giờ sau, ngoại vớt ra để ráo là có thể dùng bánh được rồi.
Bánh ú thân thương đong đầy tình ngoại.
Cứ mỗi lần ngoại làm bánh, bọn trẻ con nhà nghèo chúng tôi cứ trực chờ, quay quẩn bên chái bếp, phụ ngoại canh cho lửa cháy đều để bánh chín sớm mà ăn. Bánh chín, ngoại chia cho anh em tôi mỗi đứa vài ba chiếc nóng hổi rồi khẽ khàng tựa lưng vào cái lu nước mái hiên nhà để nhìn chúng tôi ăn bánh. Tôi vẫn nhớ lời ngoại bảo, ăn bánh không nên ăn vội, cứ thong thả và ngẫm nghĩ để cảm nhận hết mùi vị của hạt nếp quê hương, của mùi tro thẩm thấu trong miếng bánh.
Trong xóm tôi, ngoại trừ các ngày đám tiệc mọi người mới gói bánh để cúng kiếng ông bà. Bởi để làm được chiếc bánh ú nước tro phải mất nhiều công sức và thời gian. Vậy mà ngoại tôi tuy tuổi đã cao nhưng vẫn tự tay mình rọc từng miếng lá, chọn từng hạt nếp để gói thành những chiếc bánh thơm ngon.
Rồi chúng tôi cũng trưởng thành và xa nhà đi học, ngoại tôi thì đã già đi, mái tóc bà giờ đây đã bạc màu theo năm tháng. Sức khoẻ ngoại tôi đã yếu hẳn, người gầy đi và ngoại cũng không thể nâng niu từng chiếc bánh ú nước tro cho chúng tôi như những ngày nào. Đối với tôi, thời gian có thể làm phai mờ ký ức nhưng tình cảm của ngoại thì vẫn luôn còn đó, tồn tại và đồng hành với chúng tôi trong cuộc sống hôm nay.
Trong xóm tôi, ngoại trừ các ngày đám tiệc mọi người mới gói bánh để cúng kiếng ông bà. Bởi để làm được chiếc bánh ú nước tro phải mất nhiều công sức và thời gian. Vậy mà ngoại tôi tuy tuổi đã cao nhưng vẫn tự tay mình rọc từng miếng lá, chọn từng hạt nếp để gói thành những chiếc bánh thơm ngon.
Rồi chúng tôi cũng trưởng thành và xa nhà đi học, ngoại tôi thì đã già đi, mái tóc bà giờ đây đã bạc màu theo năm tháng. Sức khoẻ ngoại tôi đã yếu hẳn, người gầy đi và ngoại cũng không thể nâng niu từng chiếc bánh ú nước tro cho chúng tôi như những ngày nào. Đối với tôi, thời gian có thể làm phai mờ ký ức nhưng tình cảm của ngoại thì vẫn luôn còn đó, tồn tại và đồng hành với chúng tôi trong cuộc sống hôm nay.
Tác giả bài viết: Hoàng Lê