Bạn cần biết

Tất cả những gì bạn cần biết về bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là bệnh gây nhiều ảnh hưởng trong cuộc sống hằng ngày nên bạn cần tìm hiểu để chữa trị sớm.

Tổng quan bệnh thoát vị đĩa đệm

Đĩa đệm là phần nằm giữa các đốt sống, xung quanh là lớp vỏ, ở giữa là nhân nhầy. Đĩa đệm có tác dụng chịu áp lực do cột sống đè lên, tạo sự mềm dẻo cho cột sống.

Thoát vị đĩa đệm là một thuật ngữ chỉ tình trạng xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường,xuyên qua dây chằng chèn ép vào các rễ thần kinh gây tê bì, đau nhức. Tình trạng này thường là kết quả của sang chấn hoặc do đĩa đệm bị thoái hóa, nứt, rách, có thể xảy ra ở bất kì khu vực nào của cột sống. Trên thực tế, thường hay gặp hiện tượng đau lan tỏa từ thắt lưng xuống chân (đau dây thần kinh tọa) do thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng là phổ biến nhất.

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm là gì?

Như đã đề cập ở trên, bệnh thoát vị đĩa đệm xảy ra khi phần nhân đệm ở trong thoát ra ngoài. Điều này sẽ giải phóng các chất gây kích ứng dây thần kinh ở khu vực xung quanh, khiến bạn đau dữ dội. Tình trạng này cũng có thể chèn ép lên các dây thần kinh cột sống và gây ra đau.

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm thường là do mài mòn hoặc sử dụng cột sống quá mức trong thời gian dài.

Ngoài ra, khi bạn lớn tuổi, thành phần nước trong đĩa đệm mất dần, dẫn đến lượng chất nhầy giảm và đĩa đệm sẽ khô cứng, dễ bị rách hơn.

Bệnh có thể được kích hoạt khi bạn khom lưng nâng vật nặng không đúng cách hoặc xoay người khi đang nhấc vật nặng.

Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất cứ ai, nhưng thường xuất hiện ở người trong độ tuổi 20-50.

Một số yếu tố có thể khiến một người có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cao hơn như:

Thừa cân: Thừa cân hoặc béo phì có thể làm tăng áp lực lên thắt lưng, khiến người bệnh dễ bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và có nguy cơ gấp 12 lần mắc tái phát thoát vị cột sống sau phẫu thuật.

Di truyền: Các tài liệu y khoa đã cho thấy xu hướng di truyền giữa thoát vị đĩa đệm và thoái hóa đĩa đệm. Nếu có người thân trong gia đình bị thoát vị đĩa đệm, bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Nghề nghiệp: Một số người làm công việc nặng hoặc các công việc phải dùng lực để kéo, đẩy hoặc xoay người sẽ dễ bị thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, các hoạt động lặp đi lặp lại, khiến cột sống căng ra cũng có thể dẫn đến thoát vị.

Hút thuốc lá: Nicotine hạn chế lưu lượng máu đến đĩa đệm cột sống, làm tăng tốc độ thoái hóa đĩa đệm và cản trở quá trình chữa lành. Đĩa đệm bị thoái hóa thường ít đàn hồi hơn, dễ dẫn đến rách hoặc nứt đĩa đệm. Một số nghiên cứu cho thấy, một số người hút thuốc lá có nguy cơ mắc thoát vị mới mặc dù đã mổ thoát vị đĩa đệm.

Giới tính: Nam giới thường có nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cao gấp 2 lần so với nữ giới.

Dấu hiệu bệnh thoát vị đĩa đệm

Đau thắt lưng

Triệu chứng phổ biến nhất của thoát vị đĩa đệm là cảm giác đau đớn ở vị trí đĩa trật. Khi đĩa đệm bị trượt ra khỏi vị trí ban đầu, nó có thể đè lên dây thần kinh và gây đau đớn. Nếu vị trí đĩa trật nằm ở khu vực thắt lưng, nó có thể gây cảm giác đau sốc óc ở một nửa cơ thể.

Đau thần kinh tọa

Thoát vị đĩa đệm ở vùng thắt lưng có thể đè lên dây thần kinh tọa, gây cơn đau thần kinh tọa. Cảm giác đau sẽ lan từ mông đến chân rồi đến bàn chân. Triệu chứng này thường đi kèm với cơn đau thắt lưng.

Đau vai gáy

Đôi khi, thoát vị đĩa đệm có thể đè lên dây thần kinh ở cổ, gây cơn đau ở gáy và vùng giữa hai vai. Cơn đau này thường lan xuống cả cánh tay và bàn tay.

Cảm giác tê bì

Không chỉ gây đau đớn, việc dây thần kinh bị đè nén bởi đĩa trật còn có thể gây cảm giác tê bì, râm ran, ớn lạnh hoặc nóng rát ở khu vực bị ảnh hưởng. Giống như các triệu chứng khác, cảm giác tê bì có thể chạy dọc theo dây thần kinh bị đè.

Giảm phản xạ

Thoát vị đĩa đệm còn có thể ảnh hưởng đến phản xạ. Dây thần kinh là một phần của cung phản xạ, do đó khi dây thần kinh bị đè bởi đĩa đệm lệch, nó sẽ khiến phản xạ chậm hơn và đôi khi biến mất hoàn toàn.

Chứng rũ chân

Chứng rũ chân - tình trạng khó nâng phần trước của bàn chân - là một triệu chứng hiếm thấy hơn của thoát vị đĩa đệm. Triệu chứng này xảy ra khi thoát vị đĩa đệm đè lên dây thần kinh chịu trách nhiệm cho chuyển động của bàn chân.

Chứng rũ chân

Chứng rũ chân - tình trạng khó nâng phần trước của bàn chân - là một triệu chứng hiếm thấy hơn của thoát vị đĩa đệm. Triệu chứng này xảy ra khi thoát vị đĩa đệm đè lên dây thần kinh chịu trách nhiệm cho chuyển động của bàn chân.

Tiểu són

Khi thoát vị đĩa đệm đè lên dây thần kinh dẫn truyền tín hiệu từ não đến bàng quang, làm cơ bàng quang yếu đi, người bệnh có thể gặp triệu chứng tiểu tiện không tự chủ, hay tiểu són.

Tác giả: Hướng Dương (TH)

Nguồn tin: tieudung.vn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP