Cuộc sống

3 giấc ngủ khiến mệnh người bạc như giấy

Cổ nhân có câu: “Người ngủ 3 giấc, mạng mỏng hơn giấy”. Có lẽ câu nói có phần hơi quá nhưng cũng đã phần nào nói lên được tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sức khỏe.

Shakespeare nói: "Tất cả các sinh vật không thể tách rời khỏi sự điều chỉnh của giấc ngủ”.

Mỗi người đều sẽ dành 30% thời gian cuộc đời để ngủ, chất lượng giấc ngủ quá kém không chỉ làm suy giảm chức năng của hệ miễn dịch mà còn khiến con người trở nên nóng nảy. Khi về già dễ mắc phải chứng bệnh thần kinh và xuất huyết não vô cùng nguy hiểm.

Người xưa nói rằng, người ngủ theo 3 loại giấc ngủ này sẽ khiến cơ thể tổn thương nghiêm trọng, mệnh bạc như giấy,

Giấc ngủ lười biếng

Việc một người trải qua buổi sáng như thế nào sẽ quyết định người đó trải qua cuộc đời như thế nào.

Rất nhiều người có thói quen vào cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ sẽ thức rất khuya, đến rạng sáng mới đi ngủ, sau đó ngủ nướng đến giữa trưa mới dậy. Đây cũng chính là loại giấc ngủ lười biếng.

Theo quan điểm của trung y, sáng sớm là lúc cơ thể sản sinh ra dương khí mạnh mẽ nhất, nếu cứ nằm ì trên giường sẽ khiến dương khí không thể sản sinh được… từ đó ảnh hưởng đến thân thể.

Ảnh minh họa.

Với học sinh đi học hoặc nhân viên đi làm vốn có thời gian làm việc và nghỉ ngơi điều độ, đến ngày lễ đột nhiên ngủ nướng sẽ khiến cơ thể có cảm giác lười biếng, chây ỳ. Khi đó, đồng hồ sinh học bị thay đổi đột ngột khiến não bộ bị kích thích mạnh, từ đó làm cho hoóc – môn mất cân bằng, khiến người ngủ nướng khi tỉnh dậy tinh thần uể oải, trong người khó chịu dễ nổi nóng, đầu óc choáng váng, đau nhức.

Ngủ nướng cũng đồng nghĩa với việc kéo dài thời gian cơ bắp và tim ở trong trạng thái thả lỏng, dẫn đến việc không loại bỏ kịp thời chất độc trong cơ thể, hậu quả sau khi ngủ dậy là cảm giác toàn thân vô lực, chân tay bủn rủn.

Giấc ngủ muộn phiền

Ngủ được cho là một việc rất thư giãn, nó không chỉ có thể giải tỏa áp lực trong ngày mà còn nạp năng lượng cho ngày mai. Tuy nhiên, một số người lại luôn thích mang cảm xúc của mình lên giường.

Đôi khi, sau một cuộc tranh cãi với ai đó, có thói quen trùm chăn bông lên đầu và đi ngủ.

Đôi khi lo lắng về một điều gì đó quan trọng vào ngày hôm sau dẫn đến giấc ngủ nhẹ và thức dậy sớm hơn nhiều so với dự kiến.

Đôi khi vì lo lắng đến mất ngủ, càng lo càng không ngủ được, càng không ngủ được thì lại càng lo lắng dẫn đến một vòng luẩn quẩn.

Đôi khi, vì một điều gì đó xảy ra mà có những cảm xúc tiêu cực như căng thẳng, buồn bã, hối hận, nghi ngờ, lo lắng,... dẫn đến mất ngủ hàng đêm.

Sau một ngày làm việc mệt mỏi nhưng không được nghỉ ngơi đầy đủ, về lâu dài, khả năng miễn dịch của con người sẽ dần suy yếu, tạo điều kiện cho virus có cơ hội xâm nhập.

Ảnh minh họa.

Có câu: "Tất cả các bệnh tật trên thế giới đều bị đánh bại bởi cảm xúc”.

Trong đêm khuya vắng lặng, người ta kiêng kỵ nhất là suy nghĩ lung tung. Không bị phân tâm, tự nhiên sẽ có những giấc mơ tốt đẹp.

Giấc ngủ ngay sau bữa cơm
Có câu cổ ngữ: “Đi lại sau bữa ăn, sống đến chín mươi chín”. Nhiều người cảm thấy muốn ngủ khi đã ăn no, điều này chính xác là vì sau bữa ăn, máu sẽ tập trung ở đường tiêu hóa để đẩy nhanh quá trình vận động của dạ dày, ngược lại, máu cung cấp cho não sẽ bị giảm.

Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, nếu ngủ khi no sẽ khiến thức ăn chưa tiêu hóa hết trong đường tiêu hóa trào ngược lên thực quản cùng với dịch mật và dịch vị, cuối cùng dẫn đến niêm mạc thực quản bị tổn thương. Sau khi ngủ say sẽ làm giảm chức năng tiêu hóa của đường tiêu hóa, từ đó gây rối loạn chức năng tiêu hóa.

Không chỉ vậy, sau khi chức năng tiêu hóa của dạ dày bị suy giảm, chất đạm chưa được hấp thụ hiệu quả sẽ bị phân hủy thành chất độc hại dưới tác động của vi khuẩn kỵ khí vì lưu lại lâu trong ruột, từ đó tăng gánh nặng cho gan và thận.

Tác giả: T. Linh

Nguồn tin: giadinhonline.vn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP