Giáo dục

Môn Lịch sử sẽ là môn bắt buộc đối với khối THPT

Quyết định này được cho phù hợp với nội dung đào tạo, đảm bảo lượng kiến thức lịch sử cho học sinh.

Mới đây (11/7), Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ đã ký Kế hoạch thực hiện môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Theo đó, thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng GD&ĐT về việc triển khai nhiệm vụ chuyển môn Lịch sử là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, để kịp thời triển khai thực hiện trong năm học 2022 -2023 ở lớp 10 cấp THPT, Bộ GD&Đ ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 32/2018/TT BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Xây dựng, lựa chọn, điều chỉnh Chương trình Lịch sử phần bắt buộc cấp THPT từ trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, xây dựng tải liệu tập huấn cho đội ngũ cản bộ quản lý, giáo viên môn Lịch sử thực hiện Chương trình Lịch sử bắt buộc, tổ chức tập huấn để nâng cao năng lực tổ chức dạy học cho cán bộ quản lý, giáo viên, thực hiện có hiệu quả phần Lịch sử bắt buộc.

Bên cạnh đó Bộ GD&ĐT cho xây dựng, lựa chọn, điều chỉnh, thẩm định Chương trình Lịch sử cấp THPT phần bắt buộc với thời lượng 52 tiết/năm học (lớp 10, lớp 11, lớp 12) để dạy bắt buộc cho tất cả học sinh.

Tổ chức hội thảo xin ý kiến, tổ chức, các nhà khoa học, giáo viên về Chương trình Lịch sử cấp THPT phần bắt buộc với thời lượng 52 tiết/năm học. Đặc biệt tổ chức biên soạn, thẩm định, tài liệu tập huấn thực hiện Chương trình Lịch sử bắt buộc.

Để đảm bảo, Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán các Sở GD&ĐT về hướng dẫn thực hiện Chương trình Lịch sử phần bắt buộc 52 tiết đối với lớp 10, lớp 11, lớp 12.

Tập huấn chia làm 3 địa điểm, khu vực các tỉnh phía Bắc, khu vực các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, khu vực các tỉnh phía Nam (3 ngày/đợt). Hình thức tập huấn trực tiếp.

Ngoài ra Bộ GD&ĐT yêu cầu Vụ Giáo dục Trung học thành lập Ban phát triển chương trình Lịch sử cấp THPT và xây dựng, rà soát, điều chỉnh chương trình môn học này; biên soạn tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình. Thời gian hoàn thành các việc này trước ngày 25/8. Vụ Giáo dục Trung học cũng phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các buổi hội thảo xin ý kiến, tập huấn cho các cán bộ, giáo viên.

Chương trình giáo dục phổ thông mới (ban hành năm 2018) được chia làm hai giai đoạn gồm giáo dục cơ bản (lớp 1 đến 9) và giáo dục định hướng nghề nghiệp (lớp 10 đến 12).

Tác giả: Nguyễn Hoa Trà

Nguồn tin: nguoiduatin.vn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP