Xã hội

Bé 13 tháng tuổi không bệnh nền tử vong sau khi mắc Adenovirus

Bệnh viện Nhi Trung ương ghi nhận một ca tử vong 13 tháng tuổi do mắc Adenovirus, đây cũng là trường hợp tử vong đầu tiên có tiền sử khoẻ mạnh, không bệnh nền.

Lo ngại vì thêm bệnh nhi tử vong do Adenovirus

Đại diện Sở Y tế Hà Nội cho biết, tính đến ngày 3/10, Hà Nội ghi nhận hơn 2.300 bệnh nhân nhiễm virus Adeno, có 16% bệnh nhân đang điều trị.

Tại Bệnh viện Xanh Pôn, tích luỹ đến nay ghi nhận 84 ca, tuần qua có 57 ca điều trị nội trú, với 5 ca nặng, nguy kịch phải hỗ trợ hô hấp (thở CPAP, thở máy).

Tại các Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Đông, tiếp nhận gần 40 bệnh nhi nhiễm virus này từ Bệnh viện Nhi Trung ương chuyển về, hoặc từ các bệnh viện tư nhân.

Về Adenovirus vấn đề chỉ định xét nghiệm được nhiều chuyên gia nêu ý kiến và thống nhất quan điểm cần cá thể hoá từng bệnh nhân, không xét nghiệm tràn lan khi không cần thiết, lãng phí.

PGS Trần Minh Điển đề xuất cơ quan quản lý giám sát chặt chẽ, thậm chí là cấm việc lấy mẫu xét nghiệm virus Adeno tại nhà.

“Việc xét nghiệm phải có chỉ định của bác sĩ chứ không phải theo nhu cầu của người dân. Chỉ định này phải tuỳ theo từng đặc điểm lâm sàng như ho, sốt, viêm đường hô hấp, tổn thương phổi, bệnh lý nền, đặc biệt là có yếu tố dịch tễ, nguồn lây… của bệnh nhi thì mới nên làm”, PGS Điển nói.

Chuyên gia cho hay trẻ nhập viện điều trị do viêm phổi nhiễm virus Adeno khi có các triệu chứng: Khó thở, thở nhanh theo tuổi, rút lõm lồng ngực, khó thở thanh quản;

Suy hô hấp hoặc giảm oxy máu (tím, SpO2 xtagstartz 94%); nôn không uống thuốc được, co giật, li bì, tình trạng nhiễm trùng nặng;

Có bệnh nền nặng (bệnh phổi mạn, suy dinh dưỡng nặng, suy giảm miễn dịch, bệnh tim mạch nặng...; tổn thương trên X-quang phổi như tổn thương phổi nặng, hoại tử phổi...

Số ca mắc virus Adeno ngày càng tăng cao khiến phụ huynh không khỏi lo lắng cho sức khỏe của con em lúc giao mùa.

Tuy nhiên, theo chia sẻ của bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, Adeno là loại virus hợp bào gây bệnh về hô hấp ở người đặc biệt rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Virus lây truyền qua đường hô hấp, giọt bắn, thời gian ủ bệnh khoảng 8 - 12 ngày. Khi nhiễm bệnh, bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng như sốt cao, ho, khó thở, thở khò khè, rối loạn tiêu hóa...

Cũng theo bác sĩ Khanh, hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị virus Adeno, đa số bệnh nhân nhiễm bệnh đều có thể tự khỏi bệnh.

Cách điều trị bệnh cũng giống như điều trị bệnh viêm hô hấp do virus gây ra. Chỉ nhập viện khi thực sự cần thiết để tránh xảy ra tình trạng bội nhiễm.

Những trẻ mắc các bệnh nền như tim bẩm sinh, bệnh não, bệnh phổi mạn tính, hệ miễn dịch yếu, nhiễm vi trùng đặc biệt là vi trùng kháng thuốc rất dễ trở nặng khi nhiễm bệnh.

“Do vậy phụ huynh cần đặc biệt chú ý tới nhóm trẻ này vì trẻ rất dễ mắc bệnh, khi nhiễm virus thì rất dễ trở nặng", bác sĩ Khanh khuyến cáo.

Cho tới nay, vẫn chưa có vắc-xin phòng virus Adeno vì virus này rất nhiều chủng. Vậy nên, phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là rửa tay, khử khuẩn thường xuyên.

Khi trẻ có biểu hiện nghi ngờ mắc Adenovirus sẽ được làm các xét nghiệm để hỗ trợ chẩn đoán. Ảnh minh họa.

Các chuyên gia cho rằng việc xét nghiệm phải có chỉ định của bác sĩ, không xét nghiệm tràn lan Adenovirus

Ngày 3/10, tại Bệnh viện Nhi Trung ương ghi nhận một ca tử vong 13 tháng tuổi do mắc Adenovirus, đây cũng là trường hợp tử vong đầu tiên có tiền sử khoẻ mạnh, không bệnh nền.

Theo PGS.TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, từ đầu năm đến nay, bệnh viện này ghi nhận hơn 3.130 ca mắc Adenovirus, trong đó 9 ca tử vong, tăng 2 ca so với con số báo cáo cách đây ít ngày.

Ca bệnh có xu hướng tăng nhanh theo từng tuần từ giữa tháng 9 đến nay. Trong thời gian từ 12 đến 18/9, bệnh viện chỉ ghi nhận 168 ca mắc, nhưng từ 26/9 đến 2-10 đã ghi nhận gần 1.150 ca. Chỉ trong 3 tuần, viện này ghi nhận gần 2.900 trẻ nhiễm virus này. Bệnh nhân chủ yếu trong độ tuổi 1-3 tuổi. Riêng bệnh nhân có địa chỉ tại Hà Nội chiến tới hơn 70% tổng số bệnh nhân.

PGS Điển cho biết thêm, số ca mắc mới, ca nặng chưa dừng lại dù tốc độ gia tăng có dấu hiệu đi ngang. Hiện tại Bệnh viện Nhi Trung ương đang điều trị cho khoảng 300 ca mắc Adenovirus, trong đó hơn 40 ca nặng, nguy kịch với 6 bệnh nhân thở máy, 2 ca ECMO (tim phổi nhân tạo); 2 ca lọc máu, 35 ca thở ôxy. Bệnh nhi nhiễm Adenovirus có triệu chứng sốt cao liên tục từ 3-4 ngày, kém đáp ứng thuốc hạ sốt. Những trẻ có bệnh lý suy giảm miễn dịch, bệnh nền có nguy cơ viêm phổi, suy hô hấp.

Liên quan đến 9 ca tử vong do Adenovirus tại Bệnh viện Nhi Trung ương, PGS Điển cho biết có 4 trẻ mắc bệnh nền như: Tim bẩm sinh, ung thư, viêm não, suy đa tạng… 3 bệnh nhân mắc bệnh cấp tính, đồng nhiễm các virus, vi khuẩn khác.

Trước diễn biến phúc tạp của dịch Adenovirus chiều 3/10, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, đã chủ trì cuộc họp về công tác thu dung, điều trị bệnh nhi mắc Adenovirus. Tại đây, các chuyên gia cho rằng việc xét nghiệm phải có chỉ định của bác sĩ, không xét nghiệm tràn lan.

PGS Điển lưu ý việc xét nghiệm phải có chỉ định của bác sĩ, không phải theo nhu cầu của người dân. Chỉ định này phải tùy theo từng đặc điểm lâm sàng như ho, sốt, viêm đường hô hấp, tổn thương phổi, bệnh lý nền, đặc biệt là có yếu tố dịch tễ, nguồn lây… của bệnh nhi mới nên làm.

Đánh giá về tình trạng người dân đổ xô đi xét nghiệm cho con vì lo ngại mắc Adenovirus, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, cho rằng việc cha mẹ thấy con hơi ho sốt đã đưa đi xét nghiệm Adenovirus là điều không nên, vì vừa tốn kém vừa không mang lại nhiều ý nghĩa trong điều trị.

PGS Dũng cũng lưu ý để đọc được kết quả xét nghiệm, các bác sĩ còn phải dựa trên tình trạng bệnh hiện tại để chuẩn hóa kết quả xét nghiệm. Đó là còn chưa kể đến nguy cơ xét nghiệm sai gây dương tính giả (không nhiễm Adenovirus nhưng kết quả dương tính) hoặc âm tính giả (nhiễm Adenovirus nhưng kết quả âm tính). Đặc biệt với các xét nghiệm nhanh, độ nhạy và độ đặc hiệu không cao.

"Adenovirus là một virus rất cổ điển, thế giới đã biết từ lâu. Nó là một trong rất nhiều loại virus gây nhiễm trùng đường hô hấp. Adenovirus chủ yếu chỉ gây nhiễm trùng hô hấp trên và bệnh thường rất nhẹ. So với virus khác như cúm, COVID-19, Adenovirus rất bình thường. Tất nhiên, khi người mắc các bệnh nền thì nhiễm virus nào cũng có nguy cơ tiến triển nặng", PGS Dũng nói.

PGS Dũng khuyến cáo người dân nên đưa con đến các cơ sở y tế thăm khám. Với Adenovirus, trẻ mắc bệnh nhẹ có thể tự điều trị tại nhà và sẽ khỏi sau một vài ngày hoặc một vài tuần.

Những lưu ý cha mẹ cần biết để phòng tránh Adenovirus cho trẻ

Cho trẻ bú sớm, ngay sau sinh, bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, bú kéo dài đến 2 tuổi.

Chế độ ăn dặm của trẻ hợp lý, đủ các thành phần dinh dưỡng

Giữ gìn môi trường sống của trẻ sạch sẽ, thoáng mát, không có khói, bụi, khói thuốc lá.

Vệ sinh mũi họng cho trẻ thường xuyên: nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý (với trẻ nhỏ), trẻ lớn hơn cho súc miệng nước muối sinh lý.

Vệ sinh thân thể, rửa tay thường xuyên, cho trẻ mặc quần áo phù hợp với nhiệt độ môi trường, tránh để trẻ bị nhiễm lạnh.

Cần đeo khẩu trang khi trẻ ra ngoài, tránh tiếp xúc với trẻ em bị ốm, bệnh.

Tiêm vắc-xin phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.

Tác giả: Trúc Chi (theo Người Lao Động, ANTĐ, Đầu Tư)

Nguồn tin: nguoiduatin.vn

  Từ khóa: Adenovirus , bé 13 tháng , tử vong

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP