Lương duyên chớp mắt với chương trình Thạc sĩ Kinh doanh
Đi tìm ngành học và công việc đúng với năng lực, đam mê của bản thân vốn là “bài toán khó” của không ít sinh viên và tân cử nhân. Đối với Khánh An cũng không phải là ngoại lệ. Tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính Kế toán, Khánh An sớm nhận ra mình khó theo đuổi công việc tài chính lâu dài. Khi đó, MBA lại mở ra cho chị những cánh cửa khác.
Khánh An tâm sự: “Nhớ lại quá trình tìm hiểu và đăng ký học chỉ mất vỏn vẹn 4 tiếng đồng hồ nhưng tôi chưa bao giờ hối hận”. |
Sau khi từ bỏ công việc đúng chuyên ngành tại một công ty tài chính, công việc tiếp theo của chị là tại một công ty xuất nhập khẩu. Đây là bước chân đầu tiên đưa Khánh An đến với ngành Logistics rộng lớn. Chị nhận ra kiến thức về tài chính ở đại học, hay xuất nhập khẩu ở công ty lúc bấy giờ chỉ là một mảnh ghép nhỏ nhoi trong bức tranh toàn cảnh về ngành. Chính điều này đã thôi thúc Khánh An tìm kiếm một khóa học để tạo cho mình nền tảng kiến thức vững chắc hơn, tạo đà để tiến xa hơn trong công việc.
Về lương duyên với chương trình MBA liên kết cùng Đại học Western Sydney (Úc), Khánh An kể, cách đây 2 năm, khi các khóa học uy tín và bài bản về Logistics ở Việt Nam vẫn còn rất hiếm hoi, nhu cầu khi ấy cũng không cao. Sau khi cân nhắc, An quyết định lựa chọn chương trình Thạc sĩ Kinh doanh của Đại học Western Sydney.
Khánh An tâm sự: “Nhớ lại quá trình tìm hiểu và đăng ký học chỉ mất vỏn vẹn 4 tiếng đồng hồ nhưng tôi chưa bao giờ hối hận. Nền tảng và kỹ năng từ khóa MBA này đã hỗ trợ rất nhiều cho tôi khi làm việc với các phòng ban khác. Những kiến thức tài chính ở trường đại học, cộng với giá trị từ MBA là một trong những lý do giúp tôi đạt được vị trí như hiện tại”.
Lời khuyên của một Logistics Leader: “Đừng thỏa mãn với những gì đã biết”
Kể về công việc của một Logistics Leader, Khánh An kết luận: “Chỉ có kết thúc công việc, không có kết thúc ngày làm việc”.
Với giãn cách dài do Covid-19, ngành Logistics nói chung và tập đoàn Ashley Furniture nói riêng bị ảnh hưởng không nhỏ. Tình trạng mất cân bằng về cung - cầu trong giai đoạn này kéo theo nhiều hệ lụy tài chính như nhà máy không xuất được hàng, nhân công thất nghiệp,...
Theo Khánh An, khi làm việc, cần đặt ra những câu hỏi để đào sâu hơn vốn kiến thức đã có |
“Phải tìm đủ mọi cách để cân bằng giữa xuất và nhập hàng, giải quyết các vấn đề về tài chính cho nhà máy. Nếu không có cách tốt nhất, phải tìm được cách ít thiệt hại nhất”, Khánh An chia sẻ. Lúc này, những kiến thức và kỹ năng từ MBA thực sự được ứng dụng tối đa, giúp Khánh An tổ chức công việc, quản lý nhóm và phối hợp với các phòng ban khác một cách nhịp nhàng, suôn sẻ.
Khánh An cho biết, kinh nghiệm là một phần nhưng kiến thức nền tảng để bổ trợ công việc cũng quan trọng không kém. Khi thắc mắc thì nên tìm hiểu, muốn phát triển thì phải học. “Hiện nay có rất nhiều khóa học liên quan đến Logistics và Supply Chain vì ngành này đang rất phát triển. Đầu tư cho giáo dục không bao giờ là lỗ, nó sẽ theo mình cả đời”, Khánh An nói.
“Khi đi làm, đừng ngại xây dựng mối quan hệ. Khi có một mối quan hệ rộng, đặc biệt với các phòng ban khác, lúc có vấn đề xảy ra sẽ dễ dàng nhận được sự hỗ trợ và xử lý kịp thời hơn”, Khánh An bổ sung.
PSO (Problem Solving in Organization) là triết lý đào tạo hướng trọng tâm vào giải quyết vấn đề trong tổ chức, giúp học viên có khả năng vận dụng linh hoạt những kiến thức, kỹ năng từ MBA để giải quyết những vấn đề cụ thể, phù hợp với nguồn lực và văn hóa của từng doanh nghiệp. Kiến thức đã học không thể áp dụng máy móc, mà phải theo triết lý tổng hợp và linh hoạt. Tìm hiểu thông tin chi tiết chương trình Thạc sĩ Kinh doanh PSO MBA tại: https://psomba.com/ Liên hệ tư vấn trực tiếp tại: 17 Phạm Ngọc Thạch, Phường Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM | Email: [email protected] hoặc [email protected] | Hotline 028.3535.9999 - Ext. |
Tác giả: PV
Nguồn tin: antt.nguoiduatin.vn