Đậu nành có gây yếu sinh lý ở nam giới?
Đậu nành không gây yếu sinh lý ở nam giới. |
Bác sĩ Hà Ngọc Mạnh, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Việt - Bỉ, cho biết có nhiều tranh cãi về việc đậu nành gây giảm sinh lý nam giới. Theo nghiên cứu khoa học, đậu nành có chứa một hàm lượng lớn hoạt chất Isoflavone, có cấu trúc tương tự như hormone nội tiết tố nữ estrogen, vì vậy nhiều người nhận định thường xuyên sử dụng đậu nành có thể gây ra tình trạng suy giảm sinh lý nam giới, dễ dẫn tới vô sinh.
"Đấy là quan niệm sai lầm", bác sĩ nói. Thực chất, Isoflavones không phải là estrogen. Nhiều nhà khoa học trên thế giới đã có kết quả phân tích, khẳng định đậu nành và thực phẩm cung cấp Isoflavones đều không làm thay đổi nồng độ testosterone ở nam giới, không tác động đến lượng xuất tinh, mật độ lẫn số lượng tinh trùng.
"Đậu nành dễ dàng kích thích sản sinh hormone estrogen nữ giới, nhưng thực tế đây chỉ là estrogen thực vật có hoạt động yếu hơn nhiều so với nội tiết tố động vật. Chính vì vậy, ăn nhiều đậu nành sẽ không gây ảnh hưởng xấu tới sinh lý nam giới", bác sĩ phân tích.
Theo Independent, một quan niệm sai lầm phổ biến xung quanh đậu nành là nó gây ra sự mất cân bằng nội tiết tố, làm mất đi lượng testosterone của nam giới và thúc đẩy sản xuất estrogen. Các chuyên gia lập luận rằng những lầm tưởng này thường bắt nguồn từ các nghiên cứu được thực hiện trên động vật, chúng được cho uống đậu nành với liều lượng cực cao, nhiều hơn nhiều so với mức tiêu thụ bình thường của con người, nên không thể so sánh.
Nghiên cứu bởi tiến sĩ Mark Messina, Giám đốc điều hành Viện Dinh dưỡng Đậu nành Mỹ, kết luận rằng cả protein đậu nành và isoflavone đều không có bất kỳ ảnh hưởng nào đến hormone sinh sản nam. Các chuyên gia đều ủng hộ việc tiêu thụ đậu nành như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh, đặc biệt là đối với những người theo chế độ thực vật.
Một số điều kiêng kỵ khi dùng đậu nành
Kiêng kị uống sữa đậu nành khi chưa đun sôi kỹ
Trong sữa đậu nành sống có chất ức chế men trypsin, saponin và một số chất khác không có lợi cho sức khỏe. Do đó, nếu uống sữa đậu nành sống hoặc không được đun sôi kĩ sẽ gây buồn nôn, nôn, đau bụng, đi ngoài… thậm chí ngộ độc.
Lưu ý: Chất saponin làm cho đậu nành bị “sôi giả” có nghĩa khi đun chưa sôi nhưng đậu nành đã sủi bọt, khiến cho nhiều người tưởng lầm là đậu nành đã sôi và chín. Do đó, khi đun sôi sữa cũng phải mở nắp để các chất độc hại bốc hơi cùng với hơi nước ra ngoài.
Không kết hợp trứng với sữa đậu nành
Một số người cho rằng uống sữa đậu nành với trứng gà có thể tăng thêm dinh dưỡng. Tuy nhiên, thực tế hoàn toàn trái ngược, bởi lòng trắng trứng kết hợp với men trypsin có trong sữa đậu nành sẽ tạo thành hợp chất kết tủa làm cơ thể khó hấp thu, và làm mất đi chất dinh dưỡng của trứng và sữa đậu nành. Do đó, trứng là một trong những kiêng kị uống sữa đậu nành cần nhớ.
Không nên dùng đường đỏ pha với sữa đậu nành
Trong đường đỏ có chứa các axit hữu cơ như axit lactic , axit axetic… khi kết hợp các chất protein, can-xi sẽ tạo thành các hợp chất biến tính, làm mất đi các chất dinh dưỡng của sữa đậu nành, đồng thời ảnh hưởng tới sự hấp thu của hệ tiêu hóa.
Đường đỏ không nên kết hợp với sữa đậu nành bởi sẽ gây khó hấp thụ dinh dưỡng
Không nên uống thuốc cùng sữa đậu nành
Một số loại thuốc, đặc biệt các thuốc kháng sinh như tetracycline, erythromycine có tác dụng phân hủy chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành. Do đó, tránh uống kháng sinh cùng lúc với sữa đậu nành. Nên uống cách nhau khoảng 1 giờ để đảm bảo không có phản ứng hóa học xảy ra.
Không nên đựng sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt
Để giữ ấm sữa, một số người có thói quen lưu trữ trong phích nước để giữ nhiệt tốt hơn. Tuy nhiên, nhiệt độ bên trong phích nước không phù hợp với điều kiện nhiệt độ thích hợp của sữa đậu nành. Vi khuẩn rất dễ sinh trưởng, phát triển trong sữa đậu nành ở nhiệt độ ấm, sau 3 – 4 giờ sữa đậu nành sẽ bị biến chất và không thể sử dụng được nữa.
Không nên dùng sữa đậu nành thay thế sữa cho trẻ bú
Mặc dù hàm lượng chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành cao nhưng vẫn không đủ cho nhu cầu phát triển của trẻ. Do đó, các mẹ không nên dùng sữa đậu nành thay thế sữa cho trẻ bú.
Không uống sữa đậu nành khi đói
Khi uống sữa đậu nành lúc đói, các protein sẽ thay đổi thành nhiệt và được tiêu thụ trong cơ thể, mà không phát huy được tác dụng của sữa. Bạn nên ăn một số thực phẩm giàu tinh bột khi uống sữa như bánh mì, bánh ngọt… Dưới tác động của tinh bột, protein hoàn toàn có thể phản ứng với dịch dạ dày và làm cho các chất dinh dưỡng được hấp thụ hoàn toàn.
Không nên dùng quá nhiều sữa đậu nành trong ngày
Đối với người lớn, không nên uống quá 500ml/lần. Nếu uống quá nhiều dễ dẫn đến đau bụng, đi ngoài do các chất dinh dưỡng không được hấp thu hết, ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa
Trong trường hợp bị nhức đầu, tắc nghẽn đường hô hấp và các triệu chứng khác sau khi uống sữa đậu nành, ngay lập tức phải khám và tư vấn bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Không kết hợp sữa đậu nành với rau chân vịt
Một số người có thói quen ăn đậu nành kèm với rau chân vịt, nhưng các chuyên gia lại khuyến cáo rằng đây là sự kết hợp nguy hiểm cho dạ dày. Rau chân vịt có chứa axit oxalic, khi kết hợp với canxi trong rau chân vịt sẽ tạo thành chất kết tủa không tan là canxi oxalat trong dạ dày.
Không kết hợp sữa đậu nành với hành lá
Đậu nành chứa rất nhiều chất dinh dưỡng gồm canxi, protein… Nhưng trái lại, hành lá lại chứa rất nhiều axit oxalic. Khi kết những chất này với nhau, lượng axit oxalic trong hành lá sẽ phân hủy canxi trong đậu nành, gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi của cơ thể. Nếu để tình trạng này kéo dài, sẽ dẫn đến việc hình thành những kết tủa không tan trong dạ dày của bạn.
Tác giả: Anh Đào (TH)
Nguồn tin: tieudung.vn