Tạm đình chỉ công tác 2 Chủ tịch UBND xã để xảy ra phá rừng
Liên quan đến vụ phá rừng xảy ra trên địa bàn huyện Bảo Lâm, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ký Văn bản tạm đình chỉ công tác đối với Chủ tịch UBND xã Lộc Phú và Lộc Ngãi
Tạm đình chỉ công tác 2 Chủ tịch UBND xã để xảy ra phá rừng
Liên quan đến vụ phá rừng xảy ra trên địa bàn huyện Bảo Lâm, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ký Văn bản tạm đình chỉ công tác đối với Chủ tịch UBND xã Lộc Phú và Lộc Ngãi
Ông Đinh A Hyót với vai trò là người cầm đầu, khởi xướng và trực tiếp chặt hạ trái phép 2 cây gỗ bị khai trừ ra khỏi Đảng.
Quá trình thực hiện nhiệm vụ, đối tượng đã không báo cáo, tham mưu xử lý vụ việc khai thác lâm sản trái phép theo quy định.
Hạt Kiểm lâm liên quận Sơn Trà – Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng cho biết đang tăng cường công tác bảo vệ rừng và quản lý động vật hoang dã trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021 trên địa bàn liên quận Sơn Trà – Ngũ Hành Sơn.
Quyết định giám đốc thẩm của TAND Cấp cao tại Đà Nẵng và cả trả lời của chánh án tòa này đều không thuyết phục trong việc áp dụng pháp luật.
Chiều 8.4, ông Nguyễn Quảng, Phó chủ tịch UBND H.Phước Sơn (Quảng Nam), cho biết địa phương vừa tiếp nhận thông tin về vụ phá rừng phòng hộ quy mô lớn xảy ra tại thôn 4, xã Phước Đức.
Ngay sau khi Báo CAND có bài điều tra phản ánh vụ phá rừng nguyên sinh ở huyện vùng cao Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, lực lượng chức năng vào cuộc kiểm tra, xác định tọa độ và mở rộng phạm vi kiểm tra, đã phát hiện thêm, khu vực giáp ranh là rừng Bắc Trà My cũng xảy ra tình trạng “lâm tặc” đốn hạ cây lấy gỗ và người dân bản địa dùng rựa lóc vỏ cây (gọi là khem vỏ) để cây chết khai thác lấy gỗ và lấy đất làm nương rẫy...
Hàng chục cây gỗ lớn có tuổi đời cả trăm năm thuộc rừng phòng hộ Sông Tranh thuộc xã Trà Bui, huyện Bắc Trà My đã bị lâm tặc chặt phá không thương tiết. Theo lãnh đạo địa phương, lâm tặc chặt hạ gỗ rừng để… làm đũa (!?).
Ngày 17/10, chính quyền xã A Bung, huyện Đakrông xác nhận, đã gửi văn bản báo cáo cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị việc các đối tượng “đốt chòi canh rừng tại tiểu khu 758, 759 thuộc địa phận thôn A Bung”. Tiểu khu 758 cũng là nơi có tình trạng gỗ rừng bị lâm tặc đốn hạ.
Giám đốc một doanh nghiệp ở tỉnh Quảng Nam bị bắt vì lợi dụng việc khai thác gỗ của người dân để phá rừng tự nhiên.
Đoàn liên ngành của tỉnh Đắk Lắk tổ chức khám nghiệm hiện trường trong vòng khoảng 15 ngày để đánh giá hậu quả vụ lợi dụng chủ trương tận thu gỗ gãy đổ để tàn phá rừng phòng hộ.
Khu rừng già do Ban quản lý rừng phòng hộ A Lưới quản lý đang bị chặt hạ ngày đêm. Những cây gỗ có đường kính từ 0,5-1m bị chặt nằm ngổn ngang, nhiều cây bị xẻ ngay tại chỗ.
Chiều 7-9, thông tin từ Văn phòng UBND huyện Nam Giang (Quảng Nam) cho biết, cơ quan chức năng vừa phát hiện thêm một vụ phá rừng quy mô lớn tại tiểu khu 341, thuộc xã Chà Vàl (huyện Nam Giang).
Sau thời gian bị cơ quan chức năng phát lệnh truy nã, 2 nghi can chủ mưu phá rừng lim xanh ở Quảng Nam đã chủ động đầu thú.
Sáng 9/6, ông Bùi Anh Tuấn, Chủ tịch UBND huyện Minh Hóa cho biết, Ban quản lý rừng Phòng hộ huyện này vừa thi hành kỷ luật 2 cán bộ vì để xảy ra tình trạng phá rừng trái phép trên địa bàn
Trước việc hơn 10ha rừng bị lấn chiếm, đốt phá tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Ka, huyện Krông Ana (Đắk Lắk), 4 cán bộ kiểm lâm của Ban quản lý Khu bảo tồn đã bị kỷ luật.
Ngày 16/5, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Nông đã công bố kết luận thanh tra số 274 đối với các dự án của Công ty TNHH Thương mại Nguyên Vũ (Công ty Nguyên Vũ). Kết luận thanh tra đã chỉ ra hàng loạt sai phạm tại công ty do vợ nguyên Phó Giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông làm chủ.
Trước tình trạng phá rừng diễn ra liên tục thời gian vừa qua, Bộ NN&PTNT đã gửi công điện khẩn đến Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố yêu cầu tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng trái pháp luật.
Trưa 1-5, một lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) huyện Cư Jut, tỉnh Đắk Nông cho biết đơn vị này vừa phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp thêm một người trong đường dây của ông trùm gỗ lậu Phượng "râu".
Các cán bộ chiến sĩ C49 (bộ Công an) đã phối hợp với Công an tỉnh Đắk Lắk mật phục và bắt giữ được một bãi tập kết gỗ khủng tại vườn Quốc gia Yok Đôn.
Hậu quả của việc phá rừng đã được minh chứng trong những năm gần đây, lũ quét, ngập lụt, sạt lở núi... Thế nhưng, vì lợi nhuận, lâm tặc vẫn tiếp tục tội ác của mình. Sau vụ phá rừng Pơ-mu ở huyện Nam Giang (2016), phá rừng nguyên sinh ở huyện Tiên Phước (2017), mới đây, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát hiện 2 vụ phá rừng ở huyện Đông Giang và huyện Nam Giang.
Liệu có sự buông lỏng quản lý, hay thậm chí là “chống lưng” cho các đối tượng lâm tặc ngang nhiên phá rừng?
Không hoàn thành nhiệm vụ được giao, để lâm tặc phá hơn 300m3 gỗ trái pháp, 6 cán bộ kiểm lâm Quảng Nam bị đình chỉ công tác.
Lâu nay, hoạt động khai thác và vận chuyển gỗ lậu ở Quảng Nam diễn ra đều đặn, vài thời điểm bùng phát dữ dội, các đối tượng lâm tặc cũng rất tinh quái, ma mãnh.
Ngày 1/4, Công an huyện Nam Giang (Quảng Nam) cho hay, đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can trong vụ phá rừng thuộc rừng phòng hộ Nam Sông Bung. Tổng số gỗ bị hạ sát lên đến hàng chục m3, có 7 đối tượng liên quan trong vụ phá rừng này.
Tỉnh Quảng Nam cho biết có 5 người khai nhận chặt phát rừng phòng hộ Sông Kôn và công an đang hoàn tất hồ sơ để khởi tố vụ án.
Ngày 27/3, Sở NN&PTNT Hà Tĩnh đã có quyết định tạm đình chỉ chức vụ Trưởng ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Tiêm đối với ông Nguyễn Hữu Thinh để tập trung kiểm điểm, khắc phục, xử lý các tồn tại, hạn chế liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ rừng tại đơn vị thời gian qua.
Để có tiền tiêu xài, 13 đối tượng đã rủ nhau xâm nhập vào vườn quốc gia Yok Đôn cưa hạ gỗ Giáng Hương để đem bán nhưng đã bị phát hiện trên đường vận chuyển gỗ ra ngoài.
Trong lúc chờ kiểm đếm, đền bù dự án xây dựng mới hồ chứa nước Khe Lại hay còn gọi là hồ Vực Mấu 2, thuộc xã Tân Thắng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, rừng tái sinh trong lòng hồ thủy lợi này đang bị tàn phá nghiêm trọng. Nhiều gốc cây lớn nằm chỏng chơ trong lòng dự án.
Để được đốn hạ hàng trăm gốc thông cổ thụ, đối tượng phá rừng đã chi cho chủ tịch xã hàng trăm triệu đồng.